Trào lưu số hóa các doanh nghiệp do nữ làm chủ
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai các phần mềm quản lý doanh nghiệp về nguồn nhân lực, tài chính, hàng tồn kho, quan hệ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Nhiều nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,... cũng đang dần trở nên phổ biến đem lại sự tiện lợi và khả năng tiếp cận khách hàng rộng rãi cho cộng đồng kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã chú trọng cải thiện trải nghiệm khách hàng; tăng cường phát triển nội dung và quảng cáo trực tuyến qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo.
Bên cạnh đó, là sự phát triển của các phương thức thanh toán không tiền mặt, e-invoicing, hoặc dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp linh hoạt và nhanh chóng trong các giao dịch tài chính. Một số ít trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin cũng như bảo mật dữ liệu để hỗ trợ quá trình số hóa một cách an toàn và bền vững. Đáng ghi nhận nhất là đa phần trong số doanh nghiệp tích cực chuyển đổi số lại đều do nữ làm chủ.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang chiếm khoảng 25% tổng số doanh nghiệp trên cả nước; trong đó, có đến 90% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ mong muốn tham gia chương trình chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh. Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, chiếm khoảng 75%, ngành công nghiệp chế biến chế tạo 14,6%; khoa học công nghệ 7,3%... Sự sẵn sàng chuyển đổi số các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thể hiện qua mong muốn được đào tạo, tập huấn và được tham gia vào chương trình chuyển đổi số. Đây là những con số rất đáng mừng, là một động thái đầu tiên về thay đổi nhận thức trong lãnh đạo do phụ nữ làm chủ. Chính phủ cũng đã kích hoạt nền kinh tế số, xã hội số và hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số tiến xa và nhanh hơn thông qua Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Hưởng ứng định hướng phát triển chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã đưa ra các đột phá chiến lược như thúc đẩy chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số tạo nền tảng để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, thay đổi cơ hội kinh doanh, cơ cấu lại sản phẩm vào thị trường, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; trong đó, đặc biệt tập trung cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ. Bà Nguyễn Phi Yến, Tổng giám đốc, Công ty TNHH Du lịch Nam Phúc cho hay, triển khai các chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Theo đó, đầu tiên là vấn đề ngân sách hạn hẹp, vì số hóa đôi khi đòi hỏi những khoản đầu tư đáng kể ban đầu để mua sắm trang thiết bị, phần mềm và sự tư vấn từ chuyên gia. Điều này có thể là một rào cản với nữ doanh nhân, nhất là khi không dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn do các yếu tố hạn chế về giới hay về mạng lưới mối quan hệ. Thêm vào đó, doanh nghiệp do nữ làm chủ thường thiếu các hệ thống hỗ trợ và mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn mà vốn nam giới thường dễ dàng có được. Điều này đối khi gây khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác, nguồn lực hay chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, vấn đề kỹ năng và kiến thức công nghệ cũng là một rào cản khi triển khai số hóa. Việc thiếu kỹ năng công nghệ cũng hạn chế việc nữ chủ doanh nghiệp đánh giá chính xác được giá trị và hiệu quả của việc số hóa. Bà Yến còn dẫn chứng những thách thức khác như về thời gian, sự tự tin trong giao tiếp và cả vấn đề về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu. Theo đó, phụ nữ thường phải cân nhắc nhiều về trách nhiệm gia đình, điều này có thể làm giảm thời gian và nguồn lực mà họ có thể dành cho hoạt động kinh doanh và quá trình nâng cấp công nghệ. Phụ nữ còn dễ gặp phải rào cản văn hóa và giáo dục nên thường kém tự tin hơn nam giới khi tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, gây ảnh hưởng đến quyết định số hóa doanh nghiệp.Theo bà Yến, những khó khăn này đòi hỏi các nữ doanh nhân cần tìm kiếm sự hỗ trợ, tư vấn và đào tạo đúng đắn để vượt qua và tiến hành số hóa thành công, cũng như phát huy tối đa những lợi ích mà số hóa mang lại cho hoạt động kinh doanh của mình.
Với mong muốn được tạo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho nữ giới trong việc phát triển doanh nghiệp thông qua việc áp dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, đại diện Công ty TNHH Tư vấn ACC Nam Việt - chuyên cung cấp dịch vụ kế toán - thuế, lĩnh vực đòi hỏi tích cực chuyển đổi số nhất trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, Nam Việt cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác do nữ làm chủ đều có chung nguyện vọng như tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, các nguồn lực tài chính hay các khoản vay ngân hàng, quỹ đầu tư với lãi suất ưu đãi để giúp phụ nữ khởi sự và mở rộng kinh doanh. Bà Hương cho biết, doanh nghiệp cũng muốn được tham gia các chương trình đào tạo, tư vấn về kỹ thuật công nghệ thông tin, marketing số và quản lý dự án số hóa; đặc biệt là tập trung vào chủ thể là các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý. Nam Việt đề xuất các cơ quan truyền thông và tổ chức có liên quan cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và phổ cập kiến thức về lợi ích của chuyển đổi số đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó, hỗ trợ mở rộng mạng lưới các doanh nghiệp, các diễn đàn kinh tế để phụ nữ có cơ hội kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, cơ hội và giải quyết các thách thức cùng nhau. Nhìn rộng ra, doanh nghiệp cũng đề nghị các cấp, ngành cải thiện quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh online và an ninh mạng, đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn và công bằng cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ; đồng thời, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ, bao gồm việc giúp thiết lập hệ thống IT, bảo mật thông tin và tối ưu hóa các công cụ số hóa dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, bà Thu Hương kiến nghị. Có thể thấy rằng, việc số hóa doanh nghiệp do nữ làm chủ không chỉ cần được tập trung thúc đẩy để trở thành một trào lưu mà còn là phần quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển bền vững của kinh tế hiện đại. Muốn làm được điều đó, Chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân có thể triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, bao gồm cả việc cung cấp các khoản vay vốn ưu đãi, hướng dẫn về thủ tục pháp lý và an ninh mạng; đồng thời, hỗ trợ họ phát triển mạng lưới, cộng đồng các nữ doanh nhân, nơi mà họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình số hóa. Đặc biệt không thể thiếu là cần tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện thành công về phụ nữ tiên phong trong số hóa, qua đó cung cấp nguồn cảm hứng và dẫn đường cho những nữ chủ kinh doanh học tập và noi theo.Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn với lãi suất 1,2%/năm
17:55' - 07/10/2023
Các doanh nghiệp có thể vay từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa với mức lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm.
-
Đời sống
Vinh danh 12 dự án khởi nghiệp xuất sắc của phụ nữ miền Nam
15:25' - 15/09/2023
Ngày 15/9, Lễ trao giải Chung kết cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng miền Nam năm 2023 đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bến Tre.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Bố trí tái định cư trước Tết cho người dân bị ảnh hưởng dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
18:57' - 27/11/2024
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng việc tái định cư trong giai đoạn đầu nếu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi.
-
Doanh nghiệp
EVN và NSMO ký kết thỏa thuận phối hợp
18:29' - 27/11/2024
EVN và NSMO đã cùng xây dựng nội dung thỏa thuận phối hợp nhằm tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong vận hành, góp phần quan trọng đảm bảo cung cấp điện cho đất nước và nhân dân.
-
Doanh nghiệp
Ký kết hợp tác tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
16:35' - 27/11/2024
Ngày 27/11, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, bốn đơn vị hàng đầu trong ngành logistics đã ký kết hợp tác “Giải pháp kho ngoại quan - Tối ưu chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
-
Doanh nghiệp
Cuộc đua tiếp thị trực tuyến giữa Temu và Shein làm khó các nhà bán lẻ
16:30' - 27/11/2024
Theo các chuyên gia, việc Temu và Shein chi tiêu mạnh vào tiếp thị trực tuyến đang khiến chi phí tiếp cận khách hàng vào ngày Black Friday của các nhà bán lẻ và thương hiệu khác trở nên đắt đỏ hơn.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27' - 27/11/2024
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30' - 27/11/2024
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02' - 27/11/2024
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36' - 27/11/2024
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.