Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và mặt trái
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích tiềm năng, không thể không cân nhắc những mối đe dọa của công nghệ đột phá này.
*Trở lực của tăng trưởng truyền thống?Giáo sư Ian Goldin đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về sự phát triển trên phạm vi quốc tế và cách đây một vài năm, ông đã thành lập nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford để xem xét tác động của các công nghệ đột phá đối với các nền kinh tế đang phát triển. Ông lo ngại rằng trên thực tế AI sẽ là trở lực đối với tăng trưởng truyền thống bởi AI sẽ dẫn đến sự thay thế các công việc lương thấp bằng robot.Theo Kai-Fu Lee, nhà đầu tư mạo hiểm vào AI của Trung Quốc, AI có khả năng trở thành công nghệ mang tính cách mạng nhất xuất hiện trong thế kỷ này. AI cùng với các công nghệ liên quan đến học máy (Machine Learning, chỉ khả năng học hỏi, nhận thức của hệ thống máy móc) và robot, đang thúc đẩy tăng năng suất thế giới với tốc độ chóng mặt.AI hiện đã đủ khả năng thay thế nhiều công việc dựa trên quy tắc và được thực hiện lặp đi lặp lại vốn không đòi hỏi nhiều sự khéo léo hay cảm hứng. Tại các nền kinh tế phát triển, trong những thập kỷ gần đây, robot đã thay thế hơn một nửa số công việc trong ngành sản xuất ô tô và các ngành công nghiệp liên quan.Các hệ thống tự động đã được khách hàng đánh giá ngày càng cao, thậm chí hài lòng hơn so với trả lời trực tiếp của các trung tâm dịch vụ, điều này có thể dẫn đến xóa bỏ một nguồn công việc chính ở nhiều quốc gia.Tương tự, các hệ thống hỗ trợ AI đang dần đẩy con người ra khỏi các công việc hỗ trợ hành chính ở ngân hàng, y tế, bảo hiểm và kế toán. Đây là những vị trí đã thu hút rất nhiều nhân lực ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam, Nam Phi và Morocco.
*Mức độ AI sẽ thay thế việc làm của con người?Nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Oxford cho thấy trong những thập kỷ tới, khoảng 40% số việc làm hiện nay ở châu Âu có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc được vận hành bởi AI. Con số này ở Mỹ vào khoảng 50% và tỷ lệ này ở các nước đang phát triển thậm chí còn lớn hơn.Một số người lập luận rằng AI sẽ tạo ra số lượng công việc mới tương đương với số công việc sẽ được robot đảm nhận và chúng ta không nên lo lắng quá nhiều. Nhưng Giáo sư Goldin cho rằng những công việc mới đó sẽ tập trung vào một số khu vực nhất định của những nước phát triển và thế giới đang phát triển sẽ không đón bắt được các cơ hội đó.Thực tế trên sẽ ảnh hưởng sâu sắc nhất ở các quốc gia nghèo hơn một cách tương đối, đã và đang sử dụng lực lượng lao động với chi phí tương đối thấp như lợi thế trong giai đoạn đầu tiên nhằm bắt kịp các nền kinh tế phát triển.Hầu hết các công việc đang bị đe dọa bởi sự phát triển của AI sẽ thuộc loại bán lành nghề. Nhưng điều trớ trêu là các nước nghèo cũng có xu hướng bị thiếu hụt lao động có tay nghề cao, càng làm suy yếu khả năng cạnh tranh của những nước này.
Sự phát triển của các công nghệ bổ sung sẽ càng khiến tình hình khó khăn hơn. Sự kết hợp giữa công nghệ in 3D và AI cho phép người tiêu dùng ở các nước giàu có tự sản xuất quần áo, giày dép, thiết bị và các sản phẩm khác ở các địa điểm gần nhà hơn.Sự gia tăng của quá trình sản xuất như vậy dẫn đến hệ quả là thời đại phân đoạn sản xuất cho các nước đang phát triển dần dần khép lại.
Guy Ryder, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhấn mạnh khía cạnh chính trị của chủ nghĩa bảo hộ sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của AI và các công nghiệp hỗ trợ.Nhu cầu đưa quá trình sản xuất trở lại các nước tiên tiến đang ở mức cao chưa từng thấy, mặc dù thực tế không phải số lượng việc làm mà chính là AI và các quy trình robot đang được đưa trở lại các nước đang phát triển.
*Bất bình đẳng ngày càng tăngKhi công nghệ ngày càng chiếm ưu thế trong nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào thúc đẩy sự phát triển công nghệ sẽ ngày càng củng cố vị trí quyết định. Chỉ cần nhìn vào sự tập trung của cải và thu nhập ở những nơi như Thung lũng Silicon chúng ta có thể nhận ra ngay điều đó.Khi xu hướng này lan rộng trên toàn cầu, bất bình đẳng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Do tính chất khó đo lường và xuyên biên giới của nền kinh tế kỹ thuật số, các khoản thu thuế của chính phủ bị thiệt hại nặng nề, làm giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục.Ngành công nghệ cũng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực ở một số quốc gia. Tất cả các nền kinh tế hiện nay đều đang cần những người lao động có tay nghề cao làm việc trong các lĩnh vực như AI, nhưng những cá nhân tài năng dù phân bố toàn cầu lại có xu hướng thích sống ở các thành phố an toàn và phát triển vốn mang đến cho họ những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất.Với một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý - chẳng hạn như Bangalore ở Ấn Độ, các nước nghèo hơn sẽ khó thu hút và giữ chân những người lao động lành nghề, khiến các nước này càng dễ bị tổn thương hơn.Hiệu ứng tập trung này không chỉ dễ nhận biết về mặt địa lý, mà giữa các công ty cũng vậy. Chẳng hạn, chỉ một vài các công ty, chủ yếu ở Mỹ và Trung Quốc, hiện đang thống trị AI, có nghĩa là ngay cả các doanh nghiệp châu Âu và Nhật Bản cũng phải vật lộn để cạnh tranh.*Thời cơ có nảy sinh từ thách thức?Như thế có nghĩa là không còn hy vọng gì cho đại bộ phận? Có lẽ không. Ở các nền kinh tế đang phát triển, các công ty mới thành lập đang hướng tới sử dụng AI để thúc đẩy tăng trưởng và năng suất. Các công ty này cũng đang mang lại cho người dân điều kiện mới về giáo dục, y tế, việc làm và các cơ hội khác.Một trong những công ty tiêu biểu như vậy là M-Pesa, công ty chuyên về dịch vụ chuyển tiền dựa trên điện thoại di động và nền tảng này, đang được hơn 60% người Kenya sử dụng. M-Tiba, một ứng dụng khác của Kenya, sử dụng công nghệ tương tự để cung cấp dịch vụ y tế cho hơn 4 triệu người.Một số chuyên gia tin rằng AI có thể mang lại những lợi ích đột phá như công nghệ điện thoại di động ở các nước đang phát triển, giúp khắc phục sự hạn chế về cơ sở hạ tầng – một phần dẫn đến tình trạng thu nhập thấp và phát triển bị đình trệ.Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi điểm đối với nhiều công ty như vậy và vẫn chưa rõ liệu các công ty này có thành công hay không. Liệu những kinh nghiệm tích cực ở một vài quốc gia như Kenya có thể được nhân rộng ở những nước khác hay không và liệu những điều tích cực có vượt qua các mối đe dọa, ít nhất là trong các vấn đề việc làm bị thay thế, doanh thu thuế giảm và bất bình đẳng gia tăng.Thời gian vẫn dần trôi và AI đang tạo ra những rủi ro cho sự phát triển ở mức cao chưa từng có. Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới cần tập trung lắng nghe và cẩn trọng hơn trong suy nghĩ để đưa ra cách ứng phó./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Công nghệ nhận diện khuôn mặt có thể đe doạ quyền riêng tư
06:43' - 17/04/2019
Việc sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt, hiện chưa hề được quản lý hay quy định ở Mỹ và điều này có thể đe dọa quyền riêng tư của người dân sở tại.
-
Chuyển động DN
Trung tâm AI đầu tiên của Google được mở tại châu Phi
13:13' - 13/04/2019
Người đứng đầu trung tâm AI Accra của Google cho biết châu Phi là lục địa có nhiều thách thức và việc ứng dụng AI có thể mang lại nhiều thành quả, thậm chí là cao hơn cả những khu vực khác.
-
Chuyển động DN
LG đầu tư hơn 19 triệu USD vào các công ty start-up
21:42' - 12/04/2019
Tập đoàn LG của Hàn Quốc đang tìm kiếm cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau để theo kịp xu hướng thay đổi công nghệ nhanh chóng và tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Gmail có thêm các tính năng thông minh mới
12:29' - 02/04/2019
Ngày 1/4, Google đã công bố các tính năng thông minh mới đối với Gmail nhân dịp sinh 15 tuổi của dịch vụ thư điện tử phổ biến này.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Hàn Quốc đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”
19:17' - 23/03/2019
Theo các nguồn tin trong ngành, các doanh nghiệp công nghệ lớn của Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám”, nhân tố có thể tác động rất tiêu cực tới tiềm năng tăng trưởng của họ.
-
Chuyển động DN
Xiaomi lên kế hoạch đầu tư hơn 10 tỷ NDT vào trí tuệ nhân tạo
15:11' - 21/03/2019
Xiaomi sẽ đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, và có kế hoạch đầu tư hơn 10 tỷ NDT vào trí tuệ nhân tạo trong vòng 5 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.