Trình Quốc hội kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, sau một ngày làm việc khẩn trương, những nội dung còn lại để chuẩn bị cho kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét một cách thận trọng, thấu đáo và đã có kết luận từng nội dung.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu hoàn chỉnh các nội dung quan trọng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, về công tác chuẩn bị nhân sự, kiện toàn các chức danh tại một số cơ quan nhà nước, trên cơ sở kết luận, biểu quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu cần chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chu đáo, nhất là quy trình giới thiệu, bầu, miễn nhiệm hay phê chuẩn để đảm bảo đúng Hiến pháp, pháp luật.Còn 9 ngày nữa Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc Kỳ họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần khẩn trương chỉ đạo để hoàn thiện nốt những công việc trước khi bàn giao. Việc bàn giao này là để tạo tiền đề cho Quốc hội khóa XV nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo để Chủ tịch Quốc hội mới có thể bắt tay ngay vào công việc một cách trôi chảy.
* Trước đó, tại Phiên họp thứ 54, với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Theo chương trình dự kiến, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV sẽ miễn nhiệm và bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Kỳ họp dự kiến kéo dài 12 ngày, khai mạc ngày 24/3 và bế mạc ngày 8/4. * Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11. * Cũng trong chiều 15/3, với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Phát biểu tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với hai dự thảo báo cáo. Về dự thảo Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu cho rằng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tích cực, chủ động tổng hợp tương đối toàn diện, đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri với 5 nhóm nội dung.Các nội dung tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân đều là những vấn đề lớn của xã hội, được cử tri và nhân dân quan tâm. Bên cạnh những mặt được và chưa được, báo cáo cũng nêu lên một số vấn đề cần phải có giải pháp để xử lý kịp thời, bảo đảm đầy đủ, toàn diện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với 5 nhóm kiến nghị, đề xuất đã được tổng hợp, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chuẩn bị và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; vấn đề phát triển kinh tế, phòng, chống dịch bệnh. Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉnh sửa báo cáo trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11. Theo dự thảo Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV do Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh trình bày, trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề. Đó là đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành chương trình cụ thể đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống; đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng; đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của cử tri, nhân dân và của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại các kỳ họp Quốc hội khóa XIV để báo cáo với cử tri và nhân dân cả nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơ bản tán thành với dự thảo Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với những kết quả cụ thể đã được tổng hợp, trong đó có 1.810 ý kiến đã được giải quyết, trả lời, đạt 95%. Theo các ý kiến phát biểu, dự thảo báo cáo của Ban Dân nguyện đã đánh giá kỹ, có số liệu minh chứng rõ ràng. Cùng với các mặt đã làm được, báo cáo cũng đánh giá 6 nhóm vấn đề còn tồn tại, hạn chế cần tiếp tục rà soát, nhất là với 5% kiến nghị chưa được trả lời và những câu trả lời còn chung chung, chưa chính xác, nhằm để trả lời cử tri một cách nhanh nhất. Kết luận nội dung này, trên cơ sở các ý kiến đã phát biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ban Dân nguyện tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn chỉnh báo cáo; gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội. Theo dự thảo báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV do Trưởng ban Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình trình bày, việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn 6 hạn chế: vẫn xảy ra tình trạng giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri không đúng thời hạn; một số ít văn bản trả lời chung chung, không nêu rõ kết quả khi cử tri yêu cầu tổ chức kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, chất lượng; vẫn còn một số quy định của pháp luật chưa thống nhất, có quy định còn chưa phù hợp với thực tế, nhiều ý kiến của cử tri không đồng tình; một số kiến nghị của cử tri qua nhiều kỳ họp mặc dù đã được các bộ, ngành nghiên cứu, tiếp thu nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm nên cử tri vẫn tiếp tục kiến nghị; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xem xét, giải quyết các kiến nghị có nội dung liên ngành, liên lĩnh vực vẫn còn chậm; vẫn còn tình trạng có sự không thống nhất về quan điểm giữa bộ, ngành trong việc thực hiện quy định của pháp luật./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:16' - 15/03/2021
Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc khai mạc sáng 15/3 tại Nhà Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.