Trong quý III khởi công các gói thầu còn lại dự án phát triển thành phố Cần Thơ
Ngày 13/4, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 743) đã tổ chức họp với các cơ quan chức năng để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 743 yêu cầu Ban Quản lý Dự án ODA thành phố tập trung hoàn thiện tất cả các hồ sơ thiết kế kỹ thuật để trong quý III/2023 khởi công tất cả các gói thầu còn lại. Nếu không thể hoàn thành hồ sơ kỹ thuật các gói thầu còn lại phải báo cáo với UBND thành phố Cần Thơ để UBND thành phố chỉ đạo dừng.
Bí thư Thành ủy Cần Thơ cũng yêu cầu Ban Quản lý tăng cường quản lý các hợp đồng với các nhà thầu và xử lý các nhà thầu nếu không thực hiện đúng hợp đồng. Đối với các trường hợp các đơn vị, cá nhân giám sát các gói thầu vi phạm thì phải xử lý nghiêm…Đối với việc phối hợp, lãnh đạo các cơ quan chức năng trao đổi trực tiếp. Những vấn đề đã thống nhất phải triển khai, đồng thời giao ban hàng ngày, hàng tuần để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Theo ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 743, đối với những gói thầu đã giao xong thì chủ đầu tư phải chặt quản lý. Nhà thầu thi công chậm trễ cần đẩy nhanh tiến độ theo đúng hợp đồng. Với nhóm các gói thầu chưa triển khai thì làm thủ tục giao thầu, bởi dự án được triển khai trên địa bàn là cơ hội để thành phố Cần Thơ phát triển. Tại cuộc họp, các đại biểu là thành viên trong Ban Chỉ đạo đều thống nhất, việc triển khai dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị bị chậm trễ hiện nay là do lãnh đạo Ban Quản lý Dự án ODA thành phố chưa làm tốt trách nhiệm được giao.Nhiều gói thầu còn lại chưa hoàn thành thiết kế kỹ thuật và chưa giao thầu có khả năng sẽ không triển khai thực hiện kịp do thời gian triển khai thực hiện dự án chỉ còn chưa tới 14 tháng….
Theo Ban Quản lý dự án ODA thành phố, Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị do Ban Quản lý dự án ODA thành phố làm chủ đầu tư có mục tiêu nhằm chỉnh trang đô thị, bảo vệ vùng lõi trung tâm của thành phố và các khu vực đô thị mới phát triển, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tăng cường năng lực của chính quyền thành phố trong việc quản lý rủi ro thiên tai.
Dự án có tổng nguồn vốn thực hiện trên 9.167 tỷ đồng; trong đó, vốn vay ODA là trên 5.697,5 tỷ đồng, vốn đối ứng là 3.376,5 tỷ đồng và vốn không hoàn lại từ SECO là trên 91 tỷ đồng. Thời gian kết thúc dự án là 30/6/2024.
Dự án có tổng số 58 gói thầu; trong đó có 47 gói thầu thuộc nguồn vốn ODA và 11 gói thầu là vốn đối ứng. Đến nay, dự án đã giao 49/58 gói thầu; trong đó, có 18 gói thầu thực hiện đạt dưới 50% tiến độ, 4 gói thầu thực hiện đạt từ 50 đến 70% tiến độ, 5 gói thầu đạt từ 70 - 90% tiến độ và 31 gói thầu thực hiện đạt trên 90%.
Cũng theo Ban quản lý dự án ODA thành phố, dự kiến trong năm 2023 thành phố sẽ hoàn thành 16/58 gói thầu. Tháng 1 và tháng 4/2024 sẽ hoàn thành thêm 2 gói thầu nữa và đến tháng 6/2024, thời điểm kết thúc dự án sẽ hoàn thành 37/58 gói thầu.
Tính đến ngày 11/4/2023, việc giải ngân vốn đầu tư của dự án đạt hơn 5.291 tỷ đồng, chiếm 57,7% tổng khối lượng toàn bộ dự án. Dự kiến trong năm 2023, thành phố sẽ giải ngân hơn 2.095 tỷ đồng cho dự án, nâng tổng số giải ngân vốn đến hết năm 2023 đạt trên 7.183 tỷ đồng, chiếm 78,36% tổng khối lượng vốn của dự án…
Khó khăn lớn nhất hiện nay của dự án là mặt bằng của một số gói thầu chưa được giải phóng xong, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có nền tái định cư đủ để bố trí cho người dân. Một số nhà thầu có năng lực kém, thi công cầm chừng.
Việc phối hợp tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các sở ngành còn hạn chế, mất nhiều thời gian; năng lực quản lý, điều hành, trách nhiệm thực thi công vụ của Ban Quản lý dự án ODA thành phố vẫn còn hạn chế trong nhiều năm qua và vẫn chưa được khắc phục./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chấm dứt tình trạng chia nhỏ gói thầu, thông thầu, bán thầu
19:20' - 21/02/2023
Chiều 21/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Phiên thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.