Trung Quốc bế mạc Kỳ họp thứ 5 Chính Hiệp Khoá 12
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sáng 13/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Kỳ họp thứ 5 Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) Khóa 12 đã bế mạc.
Tham dự phiên bế mạc có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác và hơn 2.000 Ủy viên Chính Hiệp.
Tại phiên bế mạc, Hội nghị đã thông qua các quyết định về nhân sự; Nghị quyết Báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ liên quan đến Kỳ họp này; thông qua Báo cáo về tình hình thẩm tra các đề án liên quan đến Kỳ họp này của Ủy ban Đề án thuộc Chính Hiệp Toàn quốc Khóa 12; và thông qua Nghị quyết chính trị của Kỳ họp này.
Qua thảo luận, các Ủy viên Chính Hiệp đạt nhận thức chung cao độ, theo đó kiên trì vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo dựng vững chắc “4 ý thức” (ý thức chính trị, ý thức đại cục, ý thức hạt nhân, ý thức gương mẫu).
Các Ủy viên Chính Hiệp đạt nhận thức chung về việc kiên quyết bảo vệ quyền lực của Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm nòng cốt, tự giác duy trì tính nhất trí cao độ với Trung ương Đảng cả về tư tưởng lẫn hành động chính trị, đẩy nhanh chuyển đổi chức năng Chính phủ, nâng cao hiệu quả hành chính, phục vụ nhân dân một cách tốt hơn.
Tại kỳ họp Chính Hiệp toàn quốc năm nay, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó có Tổng Bí thư Tập Cận Bình, nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu giám sát nghiêm minh và làm trong sạch Đảng, đồng thời đưa ra những phương châm chỉ đạo đối với việc đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn tác phong trong Đảng.
Trong nhiều ngày qua, đây là những vấn đề được các đại biểu Chính Hiệp thảo luận hết sức sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến đóng góp xác đáng.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp, Uỷ viên Chính Hiệp Toàn quốc, Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Quý Châu Vương Phú Ngọc (Wang Fuyu) nhấn mạnh vai trò giám sát dân chủ của Chính Hiệp nhân dân, theo đó các cấp đảng uỷ và chính quyền cần tự giác tiếp thu các quy định về giám sát dân chủ.
Các tổ chức liên quan cần hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất và bổ sung lẫn nhau một cách ưu việt giữa giám sát dân chủ của Chính Hiệp nhân dân với giám sát quyền lực của Quốc hội, giám sát pháp luật của cơ quan tư pháp, giám sát dư luận của cơ quan truyền thông và những sự giám sát khác.
Trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 5 Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Khoá 12, Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 9/3 đã công bố “Ý kiến về việc tăng cường và cải tiến công tác giám sát dân chủ của Chính Hiệp Nhân dân”.
Đây là văn bản chuyên biệt đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về việc tăng cường và cải tiến công tác giám sát dân chủ của Chính Hiệp Nhân dân, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước Trung Quốc đối với giám sát dân chủ của Chính Hiệp các cấp trong tình hình mới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa 12
08:48' - 05/03/2017
Sáng 5/3, tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Kỳ họp thường niên lần thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) khóa 12 đã chính thức khai mạc.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc năm 2017
15:23' - 03/03/2017
Chiều 3/3, kỳ họp thứ 5 Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) khóa 12 đã khai mạc tại Đại Lễ Đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
19:47' - 12/01/2017
Chiều 12/1, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, ngay sau lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam ký kết nhiều văn kiện quan trọng
19:29' - 12/01/2017
Tại Đại lễ đường nhân dân, ngay sau kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã chứng kiến Lễ ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.