Trung Quốc đánh giá về sự khởi đầu cho Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân và hòa bình
Tân Hoa Xã ngày 12/6 đã đăng bài bình luận nhận định hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra cùng ngày tại Singapore mang lại những hy vọng về một giải pháp chính trị đối với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên cũng như nền hòa bình lâu dài trong khu vực.
Trong bài bình luận với tựa đề "Biến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành điểm khởi đầu cho bán đảo hòa bình và phi hạt nhân hóa", Tân Hoa Xã cho rằng với việc lần đầu tiên trong lịch sử Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, hội nghị đã tự mang ý nghĩa lịch sử và được mong đợi sẽ vạch ra một tiến trình phi hạt nhân hóa cũng như mở ra một chương mới hướng tới hòa bình và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo bài bình luận, không ai có thể trông đợi hội nghị thượng đỉnh kéo dài nửa ngày này có thể dàn xếp mọi bất đồng cũng như xóa bỏ mọi sự ngờ vực sâu sắc giữa hai nước.
Trong khi đó, con đường hướng tới mục tiêu một bán đảo phi hạt nhân hóa cũng như có được thịnh vượng và hòa bình khu vực có thể sẽ "gập ghềnh", đòi hỏi sự kiên nhẫn và khôn ngoan. Và bước đi đầu tiên luôn luôn là khó khăn nhất.
Vì vậy, để đảm bảo động lực tích cực, tất cả các bên liên quan cần duy trì hợp tác hướng tới một mục tiêu chung. Bài bình luận nhấn mạnh trong bối cảnh Bình Nhưỡng và Washington - hai nước đóng vai trò then chốt trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, đã đưa ra các quyết định táo bạo nhằm tổ chức hội nghị, cần duy trì đối thoại, còn các bên liên quan cần có những đóng góp cho tiến trình đối thoại này.
Bài bình luận cũng nhắc lại việc Triều Tiên gần đây đã tiến hành một số hành động thể hiện thiện chí chứng tỏ mong muốn mạnh mẽ của nước này nhằm đạt được phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên cũng như tập trung vào phát triển kinh tế. Theo đó, Bình Nhưỡng đã thực hiện cam kết vào cuối tháng 5 vừa qua, theo đó, đã phá bỏ bãi thử hạt nhân ngầm Punggye-ri - nơi nước này tiến hành toàn bộ 6 vụ thử hạt nhân trước đó.
Các nhà báo từ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc và Anh cũng đã được mời đến chứng kiến sự việc. Trước đó, cũng trong tháng 5, Tổng thống Trump đã cảm ơn nhà lãnh đạo Kim Jong-un vì đã thả 3 công dân Mỹ bị nước này giam giữ, đồng thời bày tỏ mong muốn biến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên thành "thời khắc rất đặc biệt cho hòa bình thế giới".
Theo bài bình luận, rõ ràng, mọi bất đồng sẽ không thể xóa bỏ trong "một sớm, một chiều" song điều này không có nghĩa là không thể giải quyết. Mỹ và Triều Tiên cần giải quyết các mối quan ngại của nhau, quản lý và giảm thiểu bất đồng cũng như tiến hành thêm các hành động nhằm tăng cường đối thoại và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau.
Trong tiến trình này, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì nỗ lực và đóng vai trò xây dựng trong việc thúc đẩy một giải pháp hòa bình đối với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Vấn đề cấp bách hiện nay là tất cả các bên liên quan cần nỗ lực hết sức nhằm có thể biến trạng thái "hòa giải" vốn rất mất nhiều công sức mới có thể đạt được này thành một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về khả năng thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân
10:05' - 12/06/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lạc quan về khả năng thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hy vọng tăng cường hợp tác với Triều Tiên
09:31' - 12/06/2018
Ngày 12/6, trong cuộc thảo luận mở rộng, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng hai bên sẽ đạt được nhiều thành công.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên: Truyền thông Nhật Bản đưa tin dày đặc về sự kiện
09:27' - 12/06/2018
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên diễn ra tại Singapore là sự kiện được truyền thông Nhật Bản chú trọng nhất trong ngày 12/6.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.