Trung Quốc đẩy mạnh "xanh hóa" ngành nông nghiệp
Một số địa phương ở Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy nông nghiệp xanh, trong đó chú trọng khuyến kích sử dụng phân bón hữu cơ biogas giúp người nông dân tăng năng suất cây trồng và nâng cao hiệu quả canh tác.
Đối với nhiều người nông dân Trung Quốc, phân bón biogas không còn xa lạ trong hoạt động canh tác. Từ nhiều năm nay, một số cơ sở tái chế ở nước này tặng miễn phí phân bón biogas cho người dân nhằm thay đổi dần thói quen trồng trọt sử dụng nhiều chất hóa học.
Han Dengping, một nông dân ở huyện Lương Châu, tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc, chia sẻ đã bắt đầu sử dụng loại phân bón hữu cơ này để bón cho cây cà chua từ tháng 11/2021 và đến nay chưa xuất hiện hiện tượng vàng lá phần ngọn, một dấu hiệu cho thấy cây phát triển tốt.
Xin Yixi, một nông dân khác cũng ở huyện Lương Châu đã từ bỏ thói quen trồng trọt lâu đời. Theo Xin Yixi, trước đây anh và những người nông dân khác thường sử dụng phân gia súc để bón trực tiếp cho các ruộng ngô để tiết kiệm công sức. Tuy nhiên, cách làm này dẫn đến hiện tượng đất bị chai cứng, phát sinh một số loại sâu bệnh gây hại.Năm 2016, vấn đề này được tháo gỡ khi một nhà máy tái chế chất thải hữu cơ được xây dựng ở huyện Lương Châu, thu gom rác thải bao gồm bã thực phẩm, lá rau và phân gia súc để sản xuất khí đốt và phân bón biogas.
Guo Wei, giám đốc nhà máy tái chế, gọi đây là công việc "biến phế thải thành kho báu". Mỗi năm nhà máy này có thể xử lý hơn 80.000 tấn rác hữu cơ và tạo ra 6,5 triệu (kWh điện.
Để thu hút sự tham gia của các nông dân, ông Guo và các cộng sự đã áp dụng hệ thống hàng đổi hàng từ năm 2018, trong đó nông dân địa phương có thể mang phân gia súc và các phụ phẩm từ cây ngô đến nhà máy để đổi lấy phân biogas.Ngoài ra, nhà máy cũng quan sát thói quen trồng trọt và phân tích điều kiện thổ nhưỡng, các kỹ thuật viên bổ sung các thành phần còn thiếu một cách khoa học vào phân biogas để phân phối phân biogas phù hợp,
Là một trong những nông dân đầu tiên tham gia chương trình từ năm 2018, anh Xin đã nhận về những thành quả đầu tiên sau khoảng 1 năm, với tỷ lệ cây giống khỏe trên cánh đồng ngô của Xin đã tăng 20% và tiết kiệm được khoảng 5.000 NDT (khoảng 789 USD) chi phí mua phân bón. Trên địa bàn huyện Lương Châu hiện có tổng cộng 5 trạm tái chế, với công suất xử lý 291.000 tấn rác hữu cơ, sản xuất 13,5 triệu m3 khí biogas và tạo ra 19,27 triệu kWh điện mỗi năm.Ông Guo nhấn mạnh thay đổi thói quen trồng trọt của người dân là một trong những chìa khóa để đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và ít phát thải carbon./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Một phần của thị trường hàng điện tử "sản xuất tại Trung Quốc" bị ách tắc do phong tỏa
08:06' - 15/03/2022
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp ngăn chặn ở Thâm Quyến, “Thung lũng Silicon” của họ. Điều này một lần nữa có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Trung Quốc có nhiều sản phẩm bán chạy nhất thế giới
18:29' - 14/03/2022
Trung Quốc cũng đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia bán “chip nhớ” (memory chip) hàng đầu thế giới, phần lớn nhờ vào các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và thuế quan Mỹ: Lấy đối thoại làm trọng tâm
22:45'
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã có một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về quan điểm, về cách ASEAN nên tập hợp lại cùng nhau để có lập trường ASEAN và đã đưa ra một tuyên bố chung.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đề xuất áp thuế 50% đối với EU và 25% đối với Apple
22:05'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1/6 tới.
-
Kinh tế Thế giới
New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu
19:30'
Công ty tư vấn Oxford Economics đã công bố bảng xếp hạng các thành phố toàn cầu, trong đó New York (Mỹ) duy trì vị trí đầu tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.