Một phần của thị trường hàng điện tử "sản xuất tại Trung Quốc" bị ách tắc do phong tỏa

08:06' - 15/03/2022
BNEWS Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp ngăn chặn ở Thâm Quyến, “Thung lũng Silicon” của họ. Điều này một lần nữa có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sau sự gia tăng của các trường hợp mắc COVID, hôm 13/3, Trung Quốc đã ra quyết định phong tỏa Thâm Quyến.

Thành phố phía Nam với dân số 17 triệu người này quy tụ những công ty quan trọng nhất của đất nước về kinh tế và là thủ phủ của công nghệ Trung Quốc.

Thành phố này là nơi đặt trụ sở của các công ty lớn như Huawei (viễn thông), ZTE (viễn thông), Tencent (Internet) cũng như các tập đoàn nhà nước như China Resources (thực phẩm, dược phẩm, xây dựng, v.v.).

 

Cảng Thâm Quyến - hiện đã đóng cửa - là một trong những cảng lớn nhất thế giới. Đây là trung tâm cảng quan trọng thứ hai của Antwerp, sau Thượng Hải và là đầu ra cho tất cả hàng hóa được sản xuất ở đồng bằng sông Châu Giang, một trong những khu vực công nghiệp hóa nhất của Trung Quốc.

Vô số nhà sản xuất đồ chơi, đồ nội thất, bóng đèn, tiện ích và thiết bị điện tử các loại (máy thu hình, máy giặt, lò nướng, v.v.) được thành lập ở đó. Và tất nhiên, có cả các nhà sản xuất điện thoại di động.

"Gã khổng lồ" Đài Loan Foxconn, nhà thầu phụ chính của Apple, đã thông báo tạm dừng hoạt động tại nhà máy ở Thâm Quyến. Chỉ riêng Foxcom đã lắp ráp 70% điện thoại thông minh iPhone trên thế giới trong quý IV, theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC.

Theo Bloomberg, việc đóng cửa này tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng đến tập đoàn của Mỹ do Foxconn có các nhà máy khác ở Trung Quốc sẽ có khả năng bổ sung.

Vẫn còn quá sớm để dự đoán hậu quả của sự phong tỏa này đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian của nó hiện được lên kế hoạch cho đến ngày 20/3.

“Rõ ràng, chúng ta sẽ có một điểm dừng trong chuỗi giá trị và đương nhiên, nếu nó kéo dài sẽ gây ra hậu quả”, Ủy viên châu Âu về thị trường nội khối, Thierry Breton hôm 14/3 đã nhận xét như vậy.

Tại cảng Antwerp, người ta chỉ ra rằng ảnh hưởng sẽ không được cảm nhận trong từ 4 tuần đến 5 tuần, " hàng hóa từ Trung Quốc sẽ ít hơn một chút" ...

*Hồng Kông cũng vậy

Việc phong tỏa Thâm Quyến cũng gây ra hậu quả cho thành phố "sinh đôi" của nó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), nằm cách đó chỉ vài km và nơi này cũng đang phải hứng chịu sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 mặc dù chính sách “Không COVID” rất nghiêm ngặt, tính hiệu quả của nó đặt ra câu hỏi và điều này làm suy yếu địa vị của Hong Kong như một trung tâm kinh doanh lớn.

Biên giới giữa hai thành phố đã bị đóng cửa trong hai năm. Chỉ những đoàn xe chở hàng thực phẩm mới được đi qua.

Patrice Thys, Chủ tịch Phòng Thương mại Bỉ-Luxembourg tại Hong Kong, cho biết: "Bây giờ sẽ không có gì đi qua. Chúng tôi sẽ phải vận chuyển số thực phẩm này bằng thuyền. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí thực phẩm - vốn đã tăng gần gấp đôi - và ảnh hưởng đến sức mua. Đồng thời cũng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động của cảng Hong Kong vì một số hàng hóa được sản xuất trong khu vực ở Đồng bằng sông Châu Giang được chuyển đến đó để vận chuyển khắp thế giới".

Sau những phong tỏa nối tiếp này - một số thành phố thực sự lo ngại và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm mạnh hôm 14/3. Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải giảm 2,60%, Thâm Quyến mất 2,93%.

Hong Kong đã "bay hơi" hơn 5% vào chiều 14/3. Các nhà đầu tư lo lắng không chỉ về việc phong tỏa của Thâm Quyến mà còn về các biện pháp của Mỹ nhắm vào cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại nước này.

Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã đưa ra thông báo chính thức cho 5 công ty Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ kế toán mới, nếu không, họ có thể bị "xóa sổ" khỏi Phố Wall vào năm 2024./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục