Trung Quốc khó có thể cân bằng cán cân thương mại với Mỹ
Báo Vedomosti (Nga) mới đây có bài viết cho biết vào năm ngoái, Trung Quốc đã nhiều lần nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) để cải thiện quan hệ với Mỹ do Washington cảnh báo Bắc Kinh về một cuộc chiến tranh tiền tệ.
Trở ngại chính là ở chỗ Trung Quốc đã thu hẹp thặng dư thương mại với nhiều nước. Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm từ 9,9% GDP năm 2007 xuống còn 2,4% GDP năm 2017.
Theo nhận định của chuyên gia Louis Kuis của Trường kinh tế Oxford: “Điều đó xảy ra khi thương mại của Trung Quốc với Mỹ, châu Âu và Ấn Độ có thặng dư lớn”.
Năm ngoái, thặng dư thương mại của Mỹ với Trung Quốc (bao gồm cả Đặc khu Hành chính Hong Kong) đạt mức kỷ lục 375 tỷ USD - theo số liệu của Mỹ. Bắc Kinh đánh giá lạm phát ở mức 276 tỷ USD nhưng con số này cũng là kỷ lục.
Các nhà phân tích cho rằng xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, bởi vậy mà Bắc Kinh chắc chắn sẽ cố gắng thay đổi cán cân thương mại bằng cách tăng nhập khẩu từ Mỹ. Nhưng chỉ điều này thôi là chưa đủ. Ví dụ, năm 2017, nhập khẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ chỉ đạt 21 tỷ USD, trong lĩnh vực năng lượng là 9 tỷ USD.
Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Brad Setser nhận định: “Trong triển vọng ngắn hạn, cách duy nhất có thể thay đổi con số thâm hụt lớn như vậy (100 tỷ USD) - là thực hiện một số hành động nhìn có vẻ như sẽ mang lại hiệu quả lớn nhưng thực tế lại rất khiêm tốn. Ví dụ, chuyển công đoạn lắp ráp cuối cùng của điện thoại Iphone sang cơ sở khác”.
Theo số liệu của Mỹ, năm ngoái họ chỉ nhập khẩu của Trung Quốc điện thoại di động, máy tính và các phụ kiện máy tính đạt khoảng 148 tỷ USD, và con số này chiếm 29% tổng nhập khẩu của họ. Trong khi đó Trung Quốc tạo ra giá trị gia tăng không hề lớn đối với các mặt hàng này bởi vì chính Trung Quốc cũng phải nhập khẩu các thành phần.
Nếu Bắc Kinh muốn mang tới cho Tổng thống Trump lý do để ăn mừng như một chiến thắng mang tính biểu tượng thì Trung Quốc có thể buộc Foxconn hoặc các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác chuyển các khâu hoàn thiện ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
Đồng thời, Trung Quốc cho rằng lỗi của tình trạng hiện nay trong thương mại chủ yếu là thuộc về Mỹ. Đặc biệt, giới chức Trung Quốc đã chỉ ra những hạn chế của Mỹ trong việc cung cấp công nghệ cao cho Trung Quốc.
Phần lớn các nhà phân tích Trung Quốc đang tỏ ra hoài nghi tính khả thi đối với mục tiêu của Tổng thống Mỹ Trump. Giám đốc Viện Thương mại quốc tế thuộc Viện Thương mại quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc Lan Minh nhận định: “Nếu Mỹ chỉ xuất khẩu dầu, khí đốt và nông sản, nhưng lại không tích cực tăng xuất khẩu công nghệ cao thì việc đạt mục tiêu 100 tỷ USD gần như là không thể”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư Trung Quốc tràn khắp châu Phi khiến Mỹ lo ngại
06:30' - 20/03/2018
Theo bài phân tích trên trang mạng news24.com của Nam Phi mới đây, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo rằng những khoản đầu tư trị giá lớn của Trung Quốc tràn ngập khắp châu Phi đi kèm với các ràng buộc đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều hiệp hội thương mại Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump tránh đánh thuế Trung Quốc
10:09' - 19/03/2018
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump cho biết đang chuẩn bị các mức thuế đánh vào các sản phẩm tiêu dùng, đồ công nghệ thông tin và viễn thông của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Những phân tích và dự báo về tác động của việc thay Ngoại trưởng Mỹ
05:30' - 19/03/2018
Sáng 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thay Ngoại trưởng Rex Tillerson bằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) Mike Pompeo.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cân nhắc khả năng miễn trừ thuế nhập khẩu nhôm, thép cho thêm nhiều nước
10:26' - 17/03/2018
Tổng thống Trump đang làm việc với một số nước và đàm phán về các lĩnh vực an ninh quốc gia mà Washington có thể cùng phối hợp và có chính sách linh hoạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.