Đầu tư Trung Quốc tràn khắp châu Phi khiến Mỹ lo ngại
Điều này, theo Mỹ, chính là chủ nghĩa thực dân kiểu mới, cụ thể là các khoản đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh nhằm xây dựng các cảng biển, tuyến giao thông và đường sắt sẽ dẫn đến sự lệ thuộc, bóc lột và xâm phạm chủ quyền cơ bản của các quốc gia.
Trong bài phát biểu tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia hôm 8/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh: “Chúng tôi không hề có ý định ngăn chặn hay kéo tiền đầu tư của Trung Quốc ra khỏi châu Phi. Những khoản đầu tư đó là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ quan trọng là các quốc gia châu Phi phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản đi kèm”. Nhiều quan chức cho biết trong các hợp đồng thường có điều khoản đưa công nhân người Trung Quốc đến lao động tại các công trường xây dựng thay vì thuê mướn nhân công địa phương. Các công ty Trung Quốc cũng được cho là không tuân thủ luật chống hối lộ và thậm chí còn làm gia tăng nạn tham nhũng vốn đang lan tràn ở "lục địa đen".Mỹ cho rằng một số nước châu Phi hiện nay đang nợ khoản tiền gấp đôi so với thu nhập kinh tế hàng năm của họ và hầu hết khoản nợ là với Trung Quốc. Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf ngày 9/3 vừa qua cũng thừa nhận là tổng nợ của nước này lên tới 84% GDP. Tuy nhiên, phát biểu trong buổi tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ, ông Youssouf nói: “Chúng tôi không lo lắng về điều đó. Không có quốc gia nào có thể tự phát triển mà không có một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Và từ góc độ đó, Trung Quốc là một đối tác rất tốt”.Có những lý do rõ ràng giải thích tại sao Mỹ muốn thể hiện bản thân rằng các công ty của Mỹ là một sự lựa chọn thay thế tốt hơn Trung Quốc - đối thủ địa chính trị và kinh tế có tầm ảnh hưởng đang gia tăng ở Mỹ Latinh, châu Âu và Trung Đông. Tuy nhiên, có một vấn đề mà các nhà chính trị và kinh tế học châu Phi chỉ ra là Trung Quốc, không giống Mỹ, đang xuất hiện tại lục địa này với một “cuốn séc” hào phóng trong tay.Việc đầu tư vào các nước nghèo và bất ổn thường đi kèm rất nhiều rủi ro, trong khi đó, Trung Quốc thường là nước duy nhất sẵn sàng chấp nhận những nguy cơ này. Hơn thế nữa, các khoản đầu tư của Trung Quốc không đi kèm với các yêu cầu về nhân quyền hay quản trị, điều thường diễn ra trong các thỏa thuận với đối tác từ Mỹ.Trung Quốc kịch liệt phản bác quan điểm cho rằng các hoạt động của doanh nghiệp nước này tại châu Phi và nhiều khu vực khác mang tính bóc lột. Giới chức nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhấn mạnh sự “hào phóng” của Bắc Kinh là minh chứng cho cam kết đối với sự phát triển kinh tế xã hội cho phần còn lại của thế giới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp báo hôm 8/3: “Không có ai thống trị và tất cả các bên tham gia đều bình đẳng. Không hề có bí mật, tất cả đều là các hoạt động cởi mở và minh bạch, không có ‘người thắng được tất’ mà tất cả đều nhận được lợi ích và có các kết quả cùng thắng”.Điều khác cũng đáng báo động không kém đối với Mỹ chính là các hạ tầng quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Tại Djibouti, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài của nước này dọc theo tuyến đường biển quan trọng nối châu Âu và châu Á. Kế hoạch "Chuỗi ngọc trai" của Bắc Kinh đòi hỏi việc xây dựng một mạng lưới các cảng biển kéo dài từ Trung Quốc đến Vịnh Ba Tư. Bắc Kinh cũng đang tích cực xây dựng các hòn đảo nhân tạo rồi tiến hành các bước đi hướng tới quân sự hóa chúng trong nỗ lực nhằm mở rộng khả năng kiểm soát của nước này đối với các vùng biển xa.Căn cứ quân sự mới của Trung Quốc ở Djibouti, một trong những quốc gia đang nợ Bắc Kinh rất nhiều, chỉ cách căn cứ quân sự thường trực của Mỹ tại châu Phi có vài dặm. Mặc dù đó là căn cứ quân sự duy nhất ở châu Phi của Trung Quốc, nhưng Tướng Thomas Waldhauser, người đứng đầu Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ, gần đây dự đoán rằng “sẽ có nhiều hơn nữa" các căn cứ tương tự.Tại châu Phi, một số tuyến đường do Trung Quốc tài trợ đã bắt đầu xuống cấp và nguyên nhân theo nhận định của Mỹ là do chất lượng xây dựng kém. Tháng 1 vừa qua, tờ Le Monde (Pháp) đưa tin cho biết Trung Quốc đã cài các thiết bị nghe trộm trong trụ sở trị giá 200 triệu USD mà nước này xây dựng cho Liên minh châu Phi vào năm 2012. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc này.Washington thậm chí còn cho rằng tham vọng của Trung Quốc đang vượt ra khỏi giới hạn của châu Phi. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc cung cấp tài chính cho các nhà máy điện ở Pakistan và Kyrgyzstan, quản lý một cảng biển ở Hy Lạp và triển khai các dự án đường sắt ở Thái Lan và Tajikistan, cùng với các kế hoạch quy mô để tiếp tục mở rộng sang khu vực Mỹ Latinh.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp cho bài toán căng thẳng nguồn nước ở châu Phi
06:02' - 15/03/2018
Theo bài phân tích của nhà nghiên cứu Nelson Odume trên trang news24 của Nam Phi, lục địa châu Phi bị ảnh hưởng khá rõ nét bởi khí hậu cực đoan và hạn hán hay lũ lụt đang xảy ra thường xuyên hơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ viện trợ nhân đạo hơn 530 triệu USD cho các nước châu Phi
11:28' - 07/03/2018
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 6/3 đã thông báo một gói viện trợ nhân đạo trị giá 533 triệu USD dành cho các nước đang đối mặt với tình trạng hạn hán và xung đột ở châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi - mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga
05:30' - 24/01/2018
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng Nga có thể sớm gia tăng sự can dự ở châu Phi lên mức độ chưa từng có trong vài thập niên trở lại đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Phi đối mặt với mối đe dọa về an ninh y tế
08:50' - 19/01/2018
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 18/1, Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi (AU) đã thảo luận về các mối đe dọa an ninh y tế mà châu lục này đang phải đối mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...