Trung Quốc nỗ lực nội địa hóa nguồn cung chip
Thông tin từ Hiệp hội công nghiệp chip toàn cầu (SEMI) cho biết, trong nửa đầu năm 2024, số tiền Trung Quốc chi cho việc mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn (chip) đã vượt quá tổng số tiền mà Hàn Quốc, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ bỏ ra. Theo trang Nikkei Asia số ra mới đây, động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Á đang nỗ lực nội địa hóa nguồn cung chip, nhằm giảm thiểu rủi ro từ các hạn chế xuất khẩu tiếp theo của phương Tây.
SEMI liệt kê, trong sáu tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã chi kỷ lục 25 tỷ USD cho các thiết bị, công cụ sản xuất chip. Sang đến tháng 7/2024, nước này vẫn duy trì mức chi tiêu mạnh mẽ và có thể đang trên đà đạt kỷ lục cho cả năm nay.Đầu tư vào thiết bị bán dẫn là một chỉ báo quan trọng về nhu cầu thị trường trong tương lai và là thước đo triển vọng của ngành. Hiện Trung Quốc là thị trường tiêu thụ bán dẫn lớn nhất thế giới và dự kiến cũng sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất chip mới, bao gồm cả việc mua thiết bị, với tổng chi tiêu dự kiến đạt 50 tỷ USD cho cả năm.SEMI ước tính chi tiêu hàng năm cho các loại công cụ sản xuất chip sẽ tăng trưởng đáng kể ở Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản vào năm 2027, do xu hướng sản xuất chất bán dẫn trong nước.Giám đốc cấp cao về nghiên cứu thị trường của SEMI, Clark Tseng, cho biết: “Chúng tôi thấy Trung Quốc tiếp tục mua tất cả các thiết bị mà họ có thể sử dụng cho các cơ sở sản xuất chip nút trưởng thành (mature node) mới của họ … Những lo ngại về các hạn chế (kiểm soát xuất khẩu) tiềm ẩn cũng thúc đẩy họ thu hút và đảm bảo nhiều thiết bị mà họ có thể mua trước”.Ông Tseng cho biết thêm chip nút trưởng thành là các chất bán dẫn sản xuất bằng quy trình sản xuất cũ, chúng thường có kích cỡ 28 nanomet trở lên. Mặc dù không phải là công nghệ tiên tiến nhất, nhưng chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng.Phát biểu trên được ông Tseng đưa ra bên lề một cuộc họp báo, trước khi khai mạc hội chợ công nghiệp SEMICON Đài Loan diễn ra từ 4-6/9. Nhà phân tích này chia sẻ khoản đầu tư kỷ lục của Trung Quốc vào thiết bị sản xuất chip không chỉ được thúc đẩy bởi các nhà sản xuất chip hàng đầu như Semiconductor Manufacturing International Corp., mà còn nhờ động lực ngày càng tăng từ các nhà sản xuất chip vừa và nhỏ nội địa.Ông nói: “Có ít nhất hơn 10 nhà sản xuất chip cấp hai cũng đang tích cực mua các công cụ mới, cùng nhau thúc đẩy tổng chi tiêu của Trung Quốc”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.