Trung Quốc: Xuất khẩu thép giảm vì kiểm soát thông quan khắt khe
Trong bối cảnh đó, các đối thủ cạnh tranh như Nga được hưởng lợi, khi quốc gia này đang tìm kiếm thị phần khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.
Trong số những công ty đã hủy hay hoãn các chuyến hàng có các nhà xuất khẩu Trung Quốc lâu nay vẫn tận dụng hệ thống hoàn thuế "hào phóng" của Bắc Kinh đối với các mặt hàng thép có giá trị gia tăng.Theo các tính toán của hãng tin Reuters dựa trên khối lượng xuất khẩu thép hợp kim của Trung Quốc, nước này đã chi đến 2,8 tỷ USD cho hệ thống hoàn thuế này vào năm 2017.
Thế nhưng, hệ thống kể trên lại bị các nhà xuất khẩu lạm dụng khi đòi hưởng mức hoàn thuế 5-13% cho dù những yếu tố gia tăng giá trị như crôm được thêm vào là rất nhỏ, trong khi một số nhà sản xuất khác thì làm giả nhãn mác sản phẩm thành thép hợp kim để được hoàn thuế.
Một trong những nhà xuất khẩu thép ở thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc là Đường Sơn (Tangshan) cho biết công ty này đã hủy 1/3 số lượng chuyến hàng xuất khẩu trong tháng Sáu, và nhiều công ty khác cũng đã hoãn xuất hàng vì sợ rằng những “chiêu trò” lợi dụng hệ thống hoàn thuế có thế bị phơi bày khi các cơ quan hải quan thắt chặt công việc kiểm tra kiểm soát. Tình trạng hủy xuất hàng kể trên có thể còn gia tăng hơn nữa khi các cơ quan hải quan áp dụng các quy định mới kể từ ngày 1/8 tới, theo đó yêu cầu các công ty vận chuyển phải trả lời hơn 100 câu hỏi trong phiếu thông quan hàng hóa, thay vì 40 câu như quy định hiện hành.Các cơ quan hải quan không cho biết lý do ban hành các quy định mới này nhưng nhiều người dự đoán mục đích của các biện pháp này là để ngăn chặn hành vi trốn thuế.
Sự thắt chặt việc kiểm soát thông quan của giới chức Trung Quốc có thể làm giảm vị thế của các nhà xuất khẩu thép nước này tại Đông Nam Á, thị trường tiêu thụ khoảng 25% các sản phẩm thép xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2017.Trong số các chuyến hàng bị hủy có nhiều chuyến xuất sang Philippines, và nhiều người mua lớn ở đây đã chuyển sang nhập hàng từ Nga và Trung Đông.
Tại Việt Nam, thị trường lớn thứ hai của Trung Quốc sau Hàn Quốc, hầu hết các công ty thép có thể sẽ ngừng nhập khẩu từ Trung Quốc để tránh các mức thuế cao mà Mỹ đánh lên các sản phẩm thép từ Việt Nam mà Washington cho là có xuất xứ từ Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng cùng với tình hình căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ, việc siết chặt kiểm soát như trên sẽ khiến cho xuất khẩu thép của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể giúp xoa dịu những căng thẳng với Mỹ, khi Washington lâu nay vẫn kêu gọi Bắc Kinh giảm thặng dư thương mại.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Canada công bố phán quyết sơ bộ về thép cán nguội của Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam
09:44' - 25/07/2018
Toà Trọng tài Thương mại Quốc tế Canada ngày 24/7 đã ra phán quyết về mức độ ảnh hưởng của thép cuộn cán nguội Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đối với ngành công nghiệp sản xuất thép trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp phôi thép Trung Quốc kiện Mỹ vì thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp
12:49' - 24/07/2018
Chi nhánh Jiangsu Zhongji Lamination Materials đang kiện Mỹ về hai mức thuế chống bán phá giá và chống trợ giá mà Washington áp dụng đối với các sản phẩm của họ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.