Truyền thông Áo: Việt Nam là hình mẫu trong phòng chống dịch COVID-19
Ngày 24/4, báo Standart của Áo có bài phân tích mang tựa đề "Không trường hợp tử vong do virus Corona và chỉ hai ca nhiễm mới trong 11 ngày - Việt Nam đã trở thành hình mẫu trong phòng chống dịch COVID-19".
Bài viết nhấn mạnh Việt Nam, một quốc gia đang phát triển và có nguồn lực hạn chế đã khống chế rất tốt dịch COVID-19 bằng những biện pháp có chi phí thấp và không cần áp dụng các phương pháp công nghệ điều trị tốn kém.
Tính từ ngày 15/4 đến nay, chỉ có 2 ca nhiễm mới được ghi nhận tại Việt Nam và tổng số người mắc COVID-19 mới dừng ở con số 268. Là nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, nơi dịch COVID-19 được phát hiện đầu tiên, nhưng đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào vì dịch bệnh này.
Bài viết cũng dẫn một số phân tích và dự đoán cho biết nền kinh tế quy mô 95 triệu dân và dựa chủ yếu vào xuất khẩu của Việt Nam vẫn có dấu hiệu tăng trưởng và ít bị thiệt hại do COVID-19. Đây là những kết quả mà nhiều nước đang hướng tới.
Bài viết nhận định các biện pháp ứng phó với COVID-19 của Việt Nam khác với các biện pháp đang được nhiều nước châu Á áp dụng. Việt Nam không đủ nguồn lực tài chính để thực hiện việc xét nghiệm cho toàn dân như Hàn Quốc.Chìa khóa cho thành công của Việt Nam là sự phản ứng rất sớm của Chính phủ ngay từ khi thông tin về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng và tinh thần của người dân trong thực hiện nghiêm túc các biện pháp ứng phó.
Bài viết cũng dẫn ý kiến các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người đã phối hợp và hỗ trợ Việt Nam trong chiến dịch chống COVID-19, khẳng định tính chính xác của các thông tin về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam. Bài viết nhấn mạnh, trong khi nhiều nước đang phải vật lộn trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã ngăn chặn được sự bùng phát của dịch bệnh này hai lần. Ngày 16/1, bốn ngày sau khi Trung Quốc chính thức khẳng định virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm từ người sang người, Việt Nam đã lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho khả năng dịch bệnh có thể bùng phát như yêu cầu các trường học đóng cửa và cho học sinh nghỉ học từ giữa tháng 1, đóng cửa trên bộ với Trung Quốc.Ngay từ giữa tháng 2, Việt Nam đã thực hiện cách ly một số khu dân cư do có người trở về từ tâm dịch Vũ Hán và có triệu chứng nhiễm COVID-19. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về khả năng lây lan của dịch bệnh, kêu gọi người dân tin tưởng và thực hiện nghiêm túc chính sách và biện pháp của nhà nước.
Theo bài viết, các biện pháp quyết liệt trên đã giúp Việt Nam điều trị thành công cho 16 trường hợp đầu tiên nhiễm COVID-19 và không có ca nhiễm mới trong 22 ngày, từ giữa tháng 2 đến ngày 6/3. Ngày 7/3, sau khi ghi nhận bệnh nhân thứ 17 dương tính với virus SARS-CoV-2, Chính phủ và người dân Việt Nam đã cùng vào cuộc, thực hiện nhiều biện pháp nhanh chóng và tích cực hơn giai đoạn trước nhằm cách ly, điều trị và ngăn chặn tối đa khả năng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Các biện pháp này đã giúp Việt Nam duy trì số ca nhiễm ở mức thấp nhất và không để xảy ra trường hợp tử vong. Hiện tại, Việt Nam bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội như nối lại các chuyến bay nội địa, cho phép tổ chức các hoạt động cộng đồng với sự tham gia của tối đa 20 người, nối lại hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường sắt.Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo không được chủ quan do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước và chưa có vaccine ngăn ngừa tuyệt đối virus SARS-CoV-2.
Cùng với ứng phó hiệu quả dịch COVID-19 trong nước, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với các nước thông qua các hoạt động đối ngoại, trao đổi ở nhiều cấp khác nhau. Việt Nam cũng hỗ trợ một số vật tư y tế cần thiết như khẩu trang kháng khuẩn nhằm giúp các nước thực hiện các biện pháp cần thiết. Cuối cùng, bài viết kết luận mô hình phòng chống COVID-19 của Việt Nam đáng để các quốc gia, kể cả các nước phát triển học tập trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn được khống chế./.Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
18:53'
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ-BCT ngày 26/11 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
18:47'
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tránh để tình trạng dự án chậm triển khai gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao xong cọc giải phóng mặt bằng và mốc lộ giới tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
18:45'
Đến nay, các huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
18:36'
Ban Chỉ đạo có 19 thành viên, trong đó, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương ước giải ngân vốn đầu tư công tăng trên 30% kế hoạch
18:26'
Hải Dương ước giải ngân cả năm 2024 là trên 9.163 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 97% so với tổng kế hoạch vốn thanh toán và bằng 132,2% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (6.931,7 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Chưa sáp nhập các tỉnh, thành phố ngay
18:03'
Những ngày gần đây, có thông tin đồn thổi về việc nhiều tỉnh, thành phố tiến hành sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi đua hoàn thành cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
16:30'
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa triển khai thực hiện đợt thi đua đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
16:24'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
16:22'
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới", tạo động lực mới cho nền kinh tế, khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam trên trường quốc tế.