Truyền thông CH Séc đề cao Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, truyền thông CH Séc đã có loạt bài đánh giá tích cực về các nội dung phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 76, đồng thời đề cao vai trò của Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhằm góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Báo halonoviny.cz đã đăng bài viết với tiêu đề “Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương ứng phó với các thách thức toàn cầu”, trong đó đưa ra đánh giá tích cực về bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận chung cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 76.
Bài viết nhấn mạnh ĐHĐ LHQ năm nay họp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và tác động sâu rộng tới đời sống quan hệ quốc tế, đòi hỏi LHQ phải nỗ lực hơn nữa để có thể đóng vai trò trung tâm và điều phối nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Trong bối cảnh đó, tại Phiên thảo luận chung cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 76, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương, trong đó đề cao vai trò của LHQ và luật pháp quốc tế trong ứng phó với các thách thức cấp bách toàn cầu, đặc biệt là đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan tới hòa bình, ổn định của mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.
Về ứng phó với đại dịch COVID-19, bài viết đánh giá cao đề xuất của Việt Nam thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với đại dịch, trong đó ưu tiên cung cấp vaccine cho những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, đồng thời tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vaccine.
Đáng chú ý, trước những tác động sâu sắc của đại dịch, Việt Nam kêu gọi các quốc gia cần tăng cường hợp tác để có thể biến các thách thức thành những cơ hội thông qua đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy phát triển bền vững...
Về ứng phó với biến đổi khí hậu, bài viết đánh giá cao đề xuất của Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác để giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu như thiên tai, ô nhiễm môi trường, suy thoái đa dạng sinh học.
Đáng chú ý, Việt Nam kêu gọi các nước phát triển cần đề cao trách nhiệm hỗ trợ cho các nước nghèo, nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực để giảm phát thải, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, hướng tới chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.
Về duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới, bài viết đánh giá cao quan điểm của Việt Nam cho rằng đây là điều kiện tiên quyết để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch và cộng đồng quốc tế với vai trò trung tâm của LHQ, cần thể hiện thiện chí, đóng góp trách nhiệm, cùng nhau nỗ lực tăng cường lòng tin giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ quốc gia, giải quyết hòa bình tranh chấp.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam đã phải trải qua hàng thập kỷ hy sinh chiến đấu chống xâm lược để giành độc lập, thống nhất dân tộc, vượt qua bao vây, cấm vận và đã phát huy nội lực, đề cao tự cường, tự tin nỗ lực hòa mình trong dòng chảy thời đại để có tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Tác giả bài viết đánh giá cao chính sách đối ngoại của Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương với LHQ là trung tâm và luật pháp quốc tế làm nền tảng nhằm góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới.
Trang parlamentnilisty.cz cũng đăng bài viết đề cao quan điểm của Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Tác giả bài viết nhấn mạnh tuần lễ cấp cao của ĐHĐ LHQ năm nay là sự kiện quốc tế lớn quan trọng, diễn ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức cấp bách, đặc biệt là đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác như an ninh hàng hải, an ninh lương thực.
Trong phát biểu tại phiên họp của ĐHĐ LHQ khóa 76, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ chủ trương của Việt Nam thúc đẩy hợp tác đa phương và luật pháp quốc tế với vai trò trung tâm của LHQ trong việc giải quyết các thách thức chung toàn cầu, trong đó có vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhằm góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Theo tác giả bài viết, đây là quan điểm phù hợp với xu thế vận động của thế giới đa cực hiện nay, đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Tác giả bài viết nhấn mạnh việc Việt Nam đề cao và thể hiện quyết tâm mạnh mẽ cùng ASEAN nỗ lực góp phần duy trì trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, giúp thúc đẩy nhận thức và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, góp phần ngăn ngừa xung đột vì hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Theo bài viết, Biển Đông là tuyến đường biển giao thương quốc tế quan trọng. EU và các nước châu Âu ủng hộ quan điểm thúc đẩy hợp tác đa phương và thượng tôn luật pháp quốc tế và UNCLOS trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam không để đại dịch kìm chân và là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư
12:20' - 26/09/2021
Sức chống chịu của các doanh nghiệp và nền kinh tế... đang tiến tới ngưỡng giới hạn và mở cửa là “cỗ máy trợ thở” lớn nhất cho các doanh nghiệp.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường thực phẩm Nga
16:10' - 25/09/2021
Từ ngày 21-24/9, tại trung tâm triển lãm Crocus Expo ở thủ đô Moskva (Nga) đã diễn ra triển lãm thực phẩm mùa Thu thường niên WorldFood lần thứ 30.
-
Thị trường
Hoa Kỳ tăng nhập khẩu cao su từ Việt Nam
11:38' - 25/09/2021
Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Trong 7 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 11 cho Hoa Kỳ. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao thông tin về chuyến đi của Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Cuba và New York
11:26' - 25/09/2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Cuba và New York.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine COVID-19 Sputnik V đầu tiên từ bán thành phẩm
19:18' - 24/09/2021
Chiều 24/9, Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế đã công bố sản xuất thành công lô vaccine COVID-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định CPTPP thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico
15:35' - 24/09/2021
CPTPP được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác nói chung, với Mexico nói riêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48'
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.