Từ 1/3, tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước
Theo Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021, từ ngày 1/3/2021, Tổng cục Thống kê triển khai tổ chức điều tra thu thập thông tin tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước. Tổng điều tra được triển khai 5 năm 1 lần, có quy mô lớn và độ phức tạp nhất của ngành thống kê.
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Ủy viên Ban chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế Trung ương cho biết, kết quả tổng điều tra là một trong những cơ sở quan trọng biên soạn chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) và các chỉ tiêu thống kê chính thức của các chuyên ngành thống kê.
Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh, phục vụ biên soạn các chỉ tiêu thống kê kinh tế - xã hội; xây dựng dàn mẫu chủ về cơ sở kinh tế cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong giai đoạn tiếp theo của ngành thống kê, các Bộ, ngành và địa phương.
Tổng cục Thống kê cho biết, đối tượng điều tra là đơn vị kinh tế chỉ đóng tại địa bàn 1 xã và chỉ thực hiện một loại hoạt động kinh tế thuộc ngành kinh tế cấp 3, gồm các loại sau: cơ sở sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, hợp tác xã; cơ sở xuất kinh doanh cá thể; cơ sở xuất kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có hoạt động xuất kinh doanh; cơ sở sự nghiệp, hiệp hội; tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Đối tượng điều tra không bao gồm: các cơ quan hành chính, Đảng đoàn thể; cơ sở sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của hộ; cơ sở hoạt động thuộc lĩnh vực ngoại giao.
Tổng điều tra thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất các đơn vị điều tra thuộc các loại hình kinh tế, ngành kinh tế (trừ hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc).
Nội dung điều tra tập trung vào các nhóm thông tin là: thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình hoạt động; thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; thông tin về kết quả và chi phí xuất kinh doanh; thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin; thông tin về tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên sâu về đơn vị điều tra.
Thời gian thu thập thông tin: đối với doanh nghiệp, hợp tác xã từ ngày 01/3/2021 đến hết ngày 30/5/2021; đối với đơn vị sự nghiệp, hiệp hội từ ngày 01/3/2021 đến hết ngày 30/4/2021; đối với hộ xuất kinh doanh cá thể từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/7/2021; đối với cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 30/7/2021.
Tổng điều tra kinh tế năm 2021 thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Điều tra toàn bộ thu thập các thông tin cơ bản; điều tra chọn mẫu thu thập thông tin chuyên sâu về đối tượng điều tra.
Về phương pháp thu thập thông tin: Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra kinh tế 2021. Đối với hộ xuất kinh doanh cá thể và đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng, điều tra viên đến từng đơn vị gặp người cung cấp thông tin (chủ cơ sở) phỏng vấn trực tiếp, kết hợp quan sát để ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử trên thiết bị di động.
Dự kiến, cuộc tổng điều tra sẽ công bố kết quả sơ bộ tháng 12/2021; công bố kết quả chính thức vào tháng 01/2022. Dựa trên kết quả của tổng điều tra có thể đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh (xuất kinh doanh); mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu, sự phân bố của các cơ sở và của lao động theo địa phương, theo ngành kinh tế và theo hình thức sở hữu nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành và địa phương.
Tổng cục Thống kê cho biết, theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017, các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp của nước ta có xu hướng tăng chậm lại trong khu vực hành chính, sự nghiệp và tăng cao trong khu vực kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp.
Cụ thể, trong tổng số hơn 5,86 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, khối doanh nghiệp có tốc độ tăng cao nhất cả về số lượng đơn vị và lao động, với gần 517,9 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và thu hút hơn 14 triệu lao động; kinh tế tập thể có 13,6 nghìn đơn vị; cơ sở xuất kinh doanh cá thể không bao gồm cơ sở xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản có 5,1 triệu cơ sở với 8,7 triệu lao động; đơn vị hành chính, sự nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh khu vực sự nghiệp; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có 42,7 nghìn cơ sở.
Điều đó cho thấy, thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 - 2017 đã có hiệu quả tích cực theo hướng xắp xếp, tinh gọn bộ máy quản lý Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho khu vực kinh tế, nhất là khối doanh nghiệp phát triển. Quy mô của nền kinh tế ngày càng mở rộng, số lượng doanh nghiệp tăng mỗi năm, số lượng cơ sở xuất kinh doanh cá thể lại có xu hướng chững lại và chậm dần.
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cũng phản ánh điểm hạn chế đối với khu vực doanh nghiệp, đó là xu hướng nhỏ dần về quy mô lao động bình quân/doanh nghiệp, sự manh mún của cơ sở xuất kinh doanh cá thể và tiến trình xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp còn diễn ra khá chậm. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng hiệu quả trong các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan địa phương...
Trước đó, Tổng cục Thống kê đã triển khai điều tra thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Phú Yên, Tiền Giang. Từ đó, nêu ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hơn cho cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2021./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Để doanh nghiệp phát triển nhanh hơn
09:41' - 01/03/2021
Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
-
Thị trường
Doanh nghiệp tại Đồng Nai cần tuyển hàng chục nghìn lao động
07:30' - 01/03/2021
Hiện tại, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang cần tuyển hàng chục nghìn lao động.
-
Ý kiến
RCEP và câu chuyện không mới của doanh nghiệp Việt
15:10' - 26/02/2021
Để hiểu rõ về những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia RCEP, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian lắp camera trên xe ô tô kinh doanh trước ngày 1/7
12:26' - 26/02/2021
Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế rất khó khăn. Các kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
20:22'
Ngày 10/4, tại thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau gặp mặt, lắng nghe công chức, viên chức trẻ
16:48'
Cuộc gặp mặt với chủ đề "Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới" trên tinh thần tự nguyện, không hành chính hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Mỹ đánh giá sự thành công trong việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Việt Nam
16:13'
Bài viết nhấn mạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng bộ máy lãnh đạo nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu nhân lực tại Tp. Hồ Chí Minh tăng 13,14%
12:21'
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Falmi), thị trường lao động 3 tháng đầu năm 2021 sôi động hơn so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có thêm 8 bến cảng mới
12:14'
Bộ Giao thông Vận tải vừa công bố danh mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
“Cuộc chiến” bản quyền tin tức, bài học nào cho Việt Nam?
09:53'
Sau cuộc đối đầu gần đây giữa Chính phủ Australia và Facebook, nhiều quốc gia đang tìm cách siết chặt quản lý các “gã khổng lồ” công nghệ để bảo đảm quyền lợi cho các cơ quan báo chí trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Y tế nêu ý kiến về phương án "hộ chiếu vaccine"
21:06' - 09/04/2021
Chiều 9/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ
21:04' - 09/04/2021
Ngày 9/4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ giữa ông Lê Vĩnh Tân và bà Phạm Thị Thanh Trà.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Đức đánh giá cao ban lãnh đạo mới của Việt Nam
18:06' - 09/04/2021
Báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức ngày 9/4 đã đăng bài viết của tác giả Stefan Kühner, trong đó đánh giá cao ban lãnh đạo mới được bầu của Việt Nam.