Từ 12h ngày 16/9, Hà Nội cho phép hoạt động một số cơ sở kinh doanh ở một số địa bàn
UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc điều chỉnh một số biện
pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Trong đó, UBND
thành phố cho phép các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca
nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày
3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố) sẽ được hoạt động một số cơ sở
kinh doanh từ 12 giờ ngày 16/9.
Thành phố yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các
quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR
cho toàn bộ người dân, các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ, trung tâm thương mại, siêu thị,...
Cụ thể: Từ 12 giờ ngày 16/9, địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa
ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số
20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố) sẽ được hoạt động
một số cơ sở kinh doanh như văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học
tập; dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ
gia dụng; dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21
giờ hàng ngày.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát,
kiểm tra của chính quyền địa phương, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp
phòng, chống dịch theo quy định; yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với
nhân viên, thực hiện 5K, quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng,
thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở, hạn chế tối đa tiếp xúc trực
tiếp. Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm
thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy
định.
UBND thành phố Hà Nội đề nghị Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành thành phố, các đồng chí Bí thư quận, huyện, thị ủy và Chủ tịch
UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số
20/CT-UBND; đánh giá, phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện
pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa
vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”; rà soát các khu vực phong tỏa để thu hẹp
quy mô, đảm bảo thực hiện nghiêm, thực chất việc cách ly y tế trên địa
bàn.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục duy trì hoạt động các
“pháo đài” chống dịch tại từng phường, xã, thị trấn; chủ động triển khai
kế hoạch, phương án tổ chức các trạm y tế lưu động tại các xã, phường,
thị trấn để sẵn sàng đáp ứng và đảm bảo tiếp cận y tế của người dân từ
sớm, từ xa và ngay từ cơ sở.
Đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương, đơn vị
tránh hai khuynh hướng: Lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, say sưa với kết
quả ban đầu sau thời gian dài thực hiện phòng, chống dịch; nóng vội,
chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống
dịch.
Thành phố giao Sở Y tế chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, bám
sát chỉ đạo của Trung ương và thành phố, xây dựng hướng dẫn triển khai
các tiêu chí, điều kiện, biện pháp nới lỏng và khôi phục các hoạt động
theo nguyên tắc phải kiểm soát được dịch bệnh, độ bao phủ vaccine, ý
thức chấp hành của người dân..., liên tục theo dõi, đánh giá để kịp thời
điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các quận, huyện, thị xã
xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng quét mã QR cho toàn bộ người dân,
các nhà hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trung tâm thương
mại, siêu thị... trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đẩy mạnh
chuyển đổi số trong các lĩnh vực của thành phố.
Công an thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì kiểm
soát tại các chốt ra, vào thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
quy định phòng, chống dịch; phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế triển khai nhanh các phần mềm quản lý
di biến động dân cư và các dữ liệu phòng, chống dịch theo hướng tích
hợp các dữ liệu liên quan vào mã công dân.
UBND các quận, huyện, thị xã thống nhất nguyên tắc, tiêu chí đánh
giá mức độ an toàn phòng chống dịch trong các hoạt động kinh doanh, dịch
vụ trên địa bàn; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn hướng dẫn các cơ
sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về
phòng, chống dịch, kinh doanh, đảm bảo sinh kế của người dân. Đồng thời,
thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ không tuân thủ quy định công tác phòng, chống dịch của
thành phố; chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức triển khai các
trạm y tế lưu động, thống kê đối tượng bệnh nền, đối tượng nguy cơ và
địa điểm nguy cơ lây nhiễm cao trên địa bàn.
Các Sở, ban, ngành thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn
trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện sau thời gian giãn cách xã
hội, tình hình dịch bệnh để báo cáo, đề xuất các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh và phương án phục hồi sản xuất, kinh doanh sau ngày 21/9, báo
cáo thành phố chậm nhất trong ngày 17/9. Sở Y tế chủ trì tổng hợp ý
kiến các đơn vị, tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố trước ngày
18/9 để thành phố xem xét, ban hành Chỉ thị về các biện pháp phòng,
chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong giai đoạn mới.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến ngày 14/9, thành phố đã cơ bản
kiểm soát tốt dịch bệnh, số ca mắc tại cộng đồng trong 3 tuần gần đây
có xu hướng giảm, đã cơ bản hoàn thành xét nghiệm tầm soát diện rộng
trên toàn địa bàn thành phố, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1
bao phủ cơ bản toàn bộ đối tượng trong diện tiêm chủng. Hiện trên thành
phố chỉ có một quận nguy cơ rất cao là Thanh Xuân; hai quận nguy cơ cao
(Hoàng Mai, Đống Đa); 9 quận, huyện nguy cơ (Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà
Trưng, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng)
và 18 quận, huyện, thị xã còn lại ở mức "bình thường mới"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trưa 15/9, Hà Nội ghi nhận thêm 11 ca dương tính với SARS-CoV-2
14:23' - 15/09/2021
Tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ 6 giờ đến 12 giờ ngày 15/9 trên địa bàn thành phố ghi nhận 11 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 7 ca tại khu cách ly và 4 ca tại khu vực phong tỏa.
-
Kinh tế & Xã hội
Người dân Hà Nội đội mưa đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19
11:08' - 15/09/2021
Sáng 15/9, Hà Nội có mưa kéo dài nhiều nơi song công tác tiêm phòng và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở các quận, huyện vẫn được triển khai để kịp hoàn thành chỉ tiêu của thành phố hoàn thành ngày 15/9.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thiết lập vùng cách ly y tế tại phường Thổ Quan, quận Đống Đa hơn 1300 nhân khẩu
07:38' - 15/09/2021
UBND quận Đống Đa (Hà Nội) đã khẩn trương ban hành Quyết định số 2702/QĐ-UBND về việc thiết lập vùng cách ly y tế tại phường Thổ Quan từ 19h ngày 14/9 để phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Kịch bản nào khi trở lại hoạt động bình thường sau ngày 15/9?
21:13' - 14/09/2021
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả việc xây dựng kịch bản, phương án trở lại hoạt động bình thường sau ngày 15/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư tại Mỹ
21:33' - 30/03/2023
Ngày 30/3, đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc đã có chuyến làm việc tại New York (Mỹ).
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương thể chế hóa Nghị quyết số 30 về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế
20:22' - 30/03/2023
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 179/CĐ-TTg về việc thể chế hóa Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/03/2023 của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát hiện sai phạm khi thanh tra 4 doanh nghiệp bảo hiểm
19:01' - 30/03/2023
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính đã tổ chức đoàn thanh tra chuyên đề về phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức gỡ nút thắt vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành
18:46' - 30/03/2023
Ngày 30/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết về việc bố trí vốn đối ứng của dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ bản hoàn thành việc trả tiền bồi thường dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
18:37' - 30/03/2023
Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Tháp phối hợp với UBND huyện Cao Lãnh tổ chức chi trả tiền bồi thường cho người dân có diện tích đất thuộc Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn rót vào các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh tăng hơn 21%
18:00' - 30/03/2023
Trong quý 1 năm 2023, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh ở các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đạt 90,14 triệu USD, tăng 21,36% so cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023: Cưỡi trên ngọn sóng số
17:38' - 30/03/2023
Việt Nam vẫn duy trì được vị trí trong nhóm 50 quốc gia đổi mới sáng tạo dẫn đầu (Việt Nam đứng thứ 44/132 nước) là một nỗ lực rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển đột phá
16:19' - 30/03/2023
Theo ông Phan Văn Mãi, TP.HCM phải được xác định là cực tăng trưởng của vùng động lực kinh tế Việt Nam, là đầu tàu, trung tâm về nhiều mặt, là địa phương có năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá phương án đầu tư nâng cấp sân bay Côn Đảo
16:10' - 30/03/2023
Cục Hàng không Việt Nam cho biết vừa có văn bản báo cáo về công tác triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.