Từ năm 2019, có thể phát hiện, truy xuất tác động trái phép vào bài thi
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ báo cáo về những vấn đề của ngành giáo dục đang được dư luận xã hội rất quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường báo cáo trước Quốc hội về tình hình ngành nông nghiệp, trong đó đặc biệt là dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp trong thời gian qua.
* Đã sửa đổi, có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi từ năm 2019
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực quản lý ngành. Về kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2018, Bộ trưởng cho biết, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là một trong chín nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đã đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động, trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và Đại học, Cao đẳng...”.
Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng lộ trình, kế hoạch đổi mới công tác thi, tuyển sinh, từng bước tiến tới một kỳ thi minh bạch, trung thực. Tuy nhiên, kỳ thi năm 2018 đã để xảy ra tiêu cực, gian lận tại một số địa phương, gây bức xúc dư luận xã hội.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh : Bộ đã rà soát và nhận thấy việc tổ chức xây dựng các phần mềm chấm thi trắc nghiệm vẫn còn lỗ hổng kỹ thuật để các đối tượng xấu có thể lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi.
Công tác quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ ở một số khâu (nhất là khâu chấm thi) ở một số địa phương chưa chi tiết, hiệu quả chưa cao.
Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số khâu tổ chức thi tại một số địa phương chưa sâu sát. Về phía các địa phương, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh của một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ vai trò chỉ đạo, tổ chức thi ở địa phương mình theo phân cấp.
Công tác lựa chọn cán bộ tham gia tổ chức thi (nhất là ở khâu chấm thi) ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất và năng lực... Những thiếu sót này đã được sửa đổi trong Quy chế Thi THPT QG năm 2019.
Bộ trưởng khẳng định, sau khi sự việc xảy ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Công an điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận thi cử. “Bước đầu, theo kết quả điều tra xác minh, những thí sinh được nâng điểm, đã chấm về điểm thật. Những em không đủ điểm đỗ, các cơ quan đã trả về địa phương”, Bộ trưởng cho biết.
Riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm sau vụ gian lận thi qua Hội nghị trực tuyến của ngành. Hiện tại, cơ quan điều tra, Bộ Công an vẫn đang tiếp tục làm rõ sự việc tại từng địa phương.
“Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đề nghị các địa phương xem xét, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình, cần cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ.
Để khắc phục hạn chế của Kỳ thi năm 2018, trong kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019 sắp diễn ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc tới giải pháp tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, thanh tra thi… và công an các địa phương được giao nhiệm vụ cũng như kỹ năng phòng chống, phát hiện các gian lận, nhất là gian lận sử dụng công nghệ cao.
Bộ dự kiến điều động các trường đại học, cao đẳng đến các tỉnh để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường đại học, cao đẳng địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, nhất là các địa bàn có khả năng xảy ra tiêu cực trong thi cử.Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường Đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng lưu trữ đề thi/bài thi, phòng chấm thi 24/24 giờ. Đặc biệt, để khắc phục lỗ hổng hệ thống của năm 2018, Bộ đã sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; “đánh phách điện tử” Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
“Tôi cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành Giáo dục tổ chức Kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tranh luận với phần giải trình của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng, Bộ trưởng mới chỉ mới đề cập đến việc giải quyết các vụ việc gian lận mà chưa đề cập đến những thí sinh học thật mà đã mất quyền lợi vì kết quả bị các thí sinh có điểm thi gia lận chiếm chỗ. Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đưa ra giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho các học sinh này.
Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị ngành giáo dục và đào tạo xem xét, đánh giá tác động của việc gộp 2 kỳ thi Trung học Phổ thông và Đại học, giao quyền tự chủ cho các trường đại học tự lo tổ chức các kỳ thi, kiểm soát sản phẩm đầu vào và đầu ra.
* Ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng do dịch tả lợn Châu Phi
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết: Năm 2018, ngành nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, thể hiện sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và các thành phần kinh tế. Sang 2019, trước dự báo về những khó khăn, thách thức trong nước và quốc tế, đặc biệt chiến tranh thương mại khốc liệt, cùng với dự báo về tổng tăng trưởng về kinh tế thế giới chậm, do đó Bộ đã lên kế hoạch thực hiện mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp và xuất khẩu nông sản.
Theo Bộ trưởng, ngành đã vượt qua những khó khăn bước đầu, đảm bảo tăng trưởng trong các khu vực trong ngành nông nghiệp. Thủy sản đến thời điểm này tăng trưởng tốt (5,2%); lâm nghiệp tăng hơn 5%...
Tuy nhiên, khối trồng trọt thì khó khăn nhất là cây công nghiệp xuống giá; về chăn nuôi, đặc biệt khó khăn về chăn nuôi lợn do dịch tả lợn châu Phi.
"Riêng về dịch tả lợn thì đây là vấn đề rất lớn mà có lẽ lịch sử chưa bao giờ xảy ra với chúng ta và cả ngành chăn nuôi trên thế giới... Đây là bệnh dịch cực kỳ nguy hiểm trên ngành hàng chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam. Việt Nam ý thức được việc này vì chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu ngành nông nghiệp, giá trị nông nghiệp vào 1 triệu tỷ thì chăn nuôi lợn chiếm 94 nghìn tỷ (gần 10%). Thứ hai trong cơ cấu thực phẩm, hiện thịt lợn chiếm 70% cơ cấu về thịt trong bữa cơm của người dân. Thứ ba, đây là ngành là giải quyết sinh kế cho 2,4 triệu hộ dân và 10 nghìn hộ chăn nuôi lớn....", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định.
Dự báo trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, trước diễn biến của thời tiết vô cùng phức tạp như năm nay, với đặc thù của bệnh và điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ như hiện nay, nếu không có biện pháp quyết liệt, hữu hiệu, khả năng dịch bệnh sẽ lan ra các vùng chưa có dịch còn lại. Nguy cơ thứ hai là dịch bệnh quay trở lại các vùng đã qua 30 ngày không xuất hiện dịch.
Về giải pháp kỹ thuật trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh về biện pháp an toàn sinh học trong phòng chống dịch. "Về giải pháp kỹ thuật, biện pháp an toàn sinh học là vũ khí duy nhất trong thời điểm này. Tất cả các hộ chăn nuôi, các doanh nghiệp lớn, nếu thực hiện tốt an toàn sinh học sẽ ngăn được không lan dịch" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, vấn đề cần thực hiện lúc này là giảm thiệt hại về mặt kinh tế trong quá trình phòng, chống dịch. "Hiện vẫn còn 94% đàn lợn sạch, không bị bệnh, do đó công tác tuyên truyền và các giải pháp về tiêu thụ thịt lợn là rất quan trọng. Đây vừa là giải pháp kỹ thuật, vừa là giảm thiểu về kinh tế, tức là giúp cho thị trường không bị xuống giá lúc này và đề phòng sốt giá vào quý 3, quý 4 hoặc khủng hoảng thiếu" - Bộ trưởng cho biết.
Mới đây, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã họp bàn cùng với các doanh nghiệp có biện pháp dự trữ thịt lợn đông lạnh.
Về giải pháp hỗ trợ nông dân, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính cùng với các ngành nghiên cứu chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi phù hợp với điều kiện hiện nay.
Về giải pháp trung hạn, dài hạn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ phối hợp với quốc tế tập trung vào các nghiên cứu khoa học, nghiên cứu vắc-xin và các giải pháp an toàn sinh học trong công tác phòng, chống dịch./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Thu phí tự động không dừng vẫn “giậm chân” tại chỗ
10:44' - 31/05/2019
Dù Bộ Giao thông Vận tải liên tục đưa ra các mốc hoàn thành nhưng thu phí điện tử tự động không dừng vẫn “giậm chân” tại chỗ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
07:29' - 31/05/2019
Sáng 31/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều hành giá điện phải đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát
19:44' - 30/05/2019
Nhiều đại biểu đề cập đến vấn đề tăng giá điện và theo đó là những băn khoăn về việc bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm 2019 mà Quốc hội đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.