Tục cúng ông Công ông Táo ở ba miền Bắc-Trung-Nam
Theo truyền thống của người Việt, vào ngày cúng ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng, mọi người thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Ngoài những điểm tương đồng này, thì tuỳ theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.
Tại miền Bắc:
Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23.
Sở dĩ không nhiều nơi làm lễ cúng sau khoảng thời gian này là vì có quan niệm rằng kể từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng nên không còn ở dương gian để nhận lễ được.
Nét đặc trưng văn hoá khác biệt nhất của miền Bắc đối với 2 miền còn lại là đại đa số các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ. Tuỳ theo từng địa phương nói chung và gia đình nói riêng mà đó có thể là cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau.
Cá chép còn sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi xong lễ thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ.
Ngoài ra, trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc còn không thể thiếu bộ áo mũ các Táo. Và mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng…; cũng có thể là mâm cỗ chay với các món xôi, chè…
Tại miền Trung:
Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.
Công việc đầu tiên mà người miền Trung làm trong nghi lễ cúng ông Táo chính là thay mới bên trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất cho lễ cúng diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ tiến hành tiễn tượng 3 Táo quân cũ bằng đất nung khỏi bàn thờ và đưa tới các am miếu ở đầu xóm hoặc ở dưới các gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Tiếp đến là rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu năm mới.
Người dân Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hay sân đình trong sáng ngày 23. Lễ cúng chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng mồng 1 Tết an vị ông Táo mới.
Tại miền Nam:
Theo phong tục của người miền Nam xưa thì có nhiều điều khác biệt so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Bởi quan niệm rằng, lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng nhằm tránh làm phiền đến các Táo thì nghi lễ tiễn Táo về chầu trời mới có hiệu quả.
Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hoá nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi. Mọi nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm tại khu vực đặt bếp nấu, với mâm lễ tuỳ điều kiện nhưng không thể thiếu những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng, nhang đèn, 3 chung nước nhỏ và đặc biệt là bộ "cò bay, ngựa chạy".
"Cò bay, ngựa chạy" là hình giấy hình con cò và con ngựa (khác với miền Bắc là sử dụng khung tre) dùng để hoá thật sau khi xong lễ với mong muốn Táo về chầu trời nhanh hơn. Bên cạnh đó, gia chủ còn sắm 3 bộ quần áo mới bằng giấy cho 3 vị Táo./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ cúng ông Công, ông Táo - Phong tục tín ngưỡng đẹp của người Việt
07:00' - 24/01/2022
Lễ cúng ông Công, ông Táo là một trong những nét đẹp văn hóa đó. Không ai biết chính xác tục cúng ông Công, ông Táo có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu.
-
Đời sống
Văn khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
12:00' - 18/01/2022
Theo quan niệm truyền thống, văn khấn là phương tiện, là cách để con người có thể giao tiếp, trình bày những mong muốn với thần linh và ông bà tổ tiên.
-
Đời sống
Cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà?
11:00' - 18/01/2022
Ngày 23 tháng chạp là ngày đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng một mùa Tết nhộn nhịp tưng bừng cho đến rằm tháng giêng.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cần Thơ xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn để bảo vệ dân cư
19:20' - 03/04/2025
Ngày 3/4, UBND thành phố Cần Thơ họp triển khai thi công kè chống sạt lở khẩn cấp sông Ô Môn, đoạn qua địa bàn phường Thới An (quận Ô Môn) với tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 130 tỷ đồng.
-
Đời sống
Vĩnh Phúc chỉ đạo chấn chỉnh vi phạm đất đai, đảm bảo an ninh trật tự
18:42' - 03/04/2025
Vĩnh Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang đường bộ trên địa bàn tỉnh.
-
Đời sống
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
15:52' - 03/04/2025
Vinmec không chỉ ươm mầm hạnh phúc cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn có thai, mà còn đồng hành trọn vẹn trong quá trình chăm sóc thai kỳ và đảm bảo em bé khỏe mạnh chào đời.
-
Đời sống
Đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước
10:19' - 03/04/2025
Thời gian qua, Ban Quản lý Nhà tù Hỏa Lò đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, hiện vật và đưa các hoạt động trải nghiệm thu hút sự tham gia của công chúng.
-
Đời sống
Hà Nội phê duyệt hai dự án giao thông trọng điểm hơn 20.000 tỷ đồng
08:00' - 03/04/2025
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu sẽ được triển khai trên địa bàn các quận Tây Hồ, Long Biên và huyện Đông Anh.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/4
05:00' - 03/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 3/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Nestlé MILO đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025
16:17' - 02/04/2025
Nestlé MILO đã phối hợp cùng các cơ quan ban ngành nhằm đóng góp vào hành trình nuôi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam năng động qua chương trình Năng động Việt Nam (Activ Vietnam).
-
Đời sống
Vinataba hỗ trợ xây 10 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại Yên Bái
13:56' - 02/04/2025
Vừa qua, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) tổ chức chương trình hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo, trao học bổng cho học sinh khó khăn tại tỉnh Yên Bái.