Từng bước đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái
Sáng 29/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam tổ chức kỷ niệm “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái” nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc phòng, chống hàng giả, hàng nhái cho người dân. Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) cho biết, năm nay, VATAP kỷ niệm “Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sôi động với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Cùng với đó, tính cạnh tranh trong hoạt động kinh tế thương mại ngày càng mạnh mẽ, nạn sản xuất buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dự báo vẫn diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Phương thức hoạt động luôn thay đổi và mang nhiều yếu tố nước ngoài, đòi hỏi việc chống hàng giả phải quyết liệt, đồng bộ và có nhiều giải pháp hữu hiệu hơn. Theo ông Lê Thế Bảo, hiện hệ thống pháp luật đang hoàn thiện khung khổ pháp lý về phòng chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn lợi dụng kẽ hở của pháp luật để sản xuất, kinh doanh và diễn biến phức tạp. Thống kê đến đầu tháng 7/2018, lực lượng chức năng đa bắt giữ và xử lý trên 3.000 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả hàng nhái. Nguyên nhân được chỉ ra là việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong thời gian qua chưa thực sự được quan tâm đúng mức khiến cho một số doanh nghiệp và cá nhân cố tình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái. Thậm chí người tiêu dùng biết là hàng giả nhưng vẫn tiếp tay, mua để sử dụng. Hơn nữa, một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng chống hàng giả, hàng nhái trên địa bàn địa phương phụ trách, sự phối hợp của các lực lượng chức năng có lúc, có nơi chưa chủ động, việc kiểm tra, kiểm soát còn hạn chế. Tại lễ kỷ niệm, ông Lê Thế Bảo cũng kiến nghị các lực lượng thực thi như công an, hải quan, quản lý thị trường, thanh tra…Tuy nhiên, hiện vẫn chưa phân định rõ ràng về đầu mối để quy rõ trách nhiệm dẫn đến tình trạng chồng chéo và không rõ trách nhiệm. Do vậy, cần đánh giá lại thẩm quyền của từng lực lượng thực thi nhằm đảm bảo trách nhiệm trong chủ trì, phối hợp trong phát hiện và xử lý vi phạm. Hiện tại, Nhà nước đã và đang có nhiều cải tiến rất tốt, áp dụng công nghệ thông tin, giảm nhiều phiền hà cho doanh nghiệp. Dù vậy, nhiều vấn đề pháp lý cũng làm rõ hơn như trong hàng nông sản thực phẩm, hàng công nghiệp khi nào đủ điều kiện mang thương hiệu…made in Vietnam hay Hoa Kỳ hoặc một nước nào đó. Chính vì thế, các Bộ ngành cần thống nhất bằng một Nghị định kiểm tra hàng hóa (Bộ Công Thương, Y tế, Cục Quản lý dược, Cục An toàn thực phẩm…). Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên ban hành tiêu chuẩn công khai và tổ chức kiểm tra quyết liệt và xử phạt nghiêm minh.Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nhấn mạnh, việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang là vấn nạn xã hội. Đồng thời, là kẻ thù của doanh nghiệp bởi những loại hàng hóa này làm cho doanh nghiệp mất thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu, doanh thu và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mặt khác, theo ông Đàm Thanh Thế, hàng giả, hàng nhái cũng là kẻ thù của người tiêu dùng vì người tiêu dùng bị mất tiền nhưng sản phẩm lại không tương xứng với chất lượng hàng hóa thật. Thậm chí, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và sức khỏe cộng đồng. Nhận thức được vấn đề này, những năm qua Đảng, nhà nước có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết và Chương trình hành động để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhằm hạn chế nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành hiện nay, ông Đàm Thanh Thế cho rằng: Cần xác định việc phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Ngoài ra, các Bộ, ngành và địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, đa dạng về hình thức nhằm nâng cao ý thức người dân không tiếp tay, mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cũng cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các lực lượng trên từng địa bàn, lĩnh vực cục thể, tránh tình trạng bỏ trống địa bàn.Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chia sẻ, trong việc đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên thị trường nội địa, lực lượng quản lý thị trường giữ vai trò chủ công, thường xuyên phải phối hợp với các lực lượng như công an, biên phòng, hải quan, thuế. Hầu hết các lực lượng này đã được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Vì thế, mô hình Tổng cục Quản lý thị trường với 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương sẽ giúp cho việc phối hợp giữa lực lượng quản lý thị trường với các lực lượng khác không bị đứt đoạn. Hơn nữa, sự đồng bộ này sẽ giúp thống nhất liên thông giữa cơ quan trung ương và địa phương trong xử lý đấu tranh với các hành vi vi phạm, đảm bảo hiệu quả trong phối hợp. Theo ông Trần Hữu Linh, với mô hình tổ chức lực lượng quản lý thị trường mới, Bộ Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh và đổi mới phương thức hoạt động, cách thức tổ chức thanh tram kiểm soát thị trường để đạt hiệu quả cao hơn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ Công ty CP Con Cưng: Kiểm tra lại quy trình của quản lý thị trường
17:50' - 13/09/2018
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có ý kiến chỉ đạo về một số nội dung liên quan đến vụ việc kiểm tra hàng hóa của Công ty cổ phần Con Cưng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương cung cấp đường dây nóng của quản lý thị trường
09:28' - 14/02/2018
Bộ Công Thương cập nhật lại số điện thoại đường dây nóng của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025
17:35'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 112/CĐ-TTg về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
17:05'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
16:31'
Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:46'
Ngày 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
13:20'
Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang trước “bài toán” mang tên IUU
11:32'
An Giang có vùng biển rộng hơn 63.000 km², với trên 140 hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những trung tâm khai thác thủy sản hàng đầu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
17:19' - 18/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.