Tương lai cuộc chiến chống lạm phát ở Mỹ và châu Âu
Các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất và lạm phát đang có xu hướng giảm, nên cuộc tranh luận về lạm phát có vẻ ngày càng hàn lâm.
Trong thực tế, lạm phát lại ngày càng quan trọng. Lạm phát đang giảm chủ yếu là do giá năng lượng giảm, một xu hướng sẽ không kéo dài mãi mãi. Lạm phát cơ bản hay lạm phát lõi (không tính giá thực phẩm và năng lượng) đang tỏ ra khó giải quyết hơn.
Vì vậy, những người đứng đầu các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới hiện đang cảnh báo rằng "cuộc chiến" chống lạm phát của họ còn lâu mới hoàn thành. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết: "Việc giảm lạm phát xuống 2% còn một chặng đường dài phía trước".Trong khi phát biểu tại một cuộc họp của các quan chức ngân hàng trung ương ở Bồ Đào Nha chỉ hai ngày trước đó, bà Christine Lagarde, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho hay: "Chúng tôi không thể nao núng và chúng tôi không thể tuyên bố chiến thắng". Ông Andrew Bailey, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE), gần đây đã nói rằng lãi suất có thể sẽ ở mức cao hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Điều này có nghĩa là sẽ không có sự nhượng bộ trong cuộc chiến của các nhà kinh tế học. Mặt trận đầu tiên một phần là ý thức hệ, và mối quan tâm ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc tăng giá. Một lý thuyết độc đáo nhưng phổ biến cho thấy sự tham lam của các công ty đã tạo ra nguyên nhân. Ý tưởng này lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào giữa năm 2021, khi tỷ suất lợi nhuận của các công ty phi tài chính cao bất thường và lạm phát gia tăng.Hiện đang có một "luồng gió" thứ hai, được thúc đẩy bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổ chức gần đây đã phát hiện ra rằng lợi nhuận tăng "chiếm gần một nửa mức tăng" trong lạm phát của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong hai năm qua.Bà Lagarde dường như cũng đang ủng hộ cho luận điểm này, khi nói với Nghị viện châu Âu rằng "một số lĩnh vực nhất định" đã "lợi dụng" tình trạng hỗn loạn kinh tế và rằng "điều quan trọng là các cơ quan cạnh tranh có thể thực sự xem xét những hành vi đó".
Lạm phát xảy ra do cầu vượt quá cung - điều gì đó mang lại nhiều cơ hội kiếm lời. Theo chuyên gia tư vấn Neil Shearing của Capital Economics, luận điểm về lạm phát tham lam "làm lẫn lộn các triệu chứng của lạm phát với nguyên nhân".Tiền lương có xu hướng bắt kịp giá cả, chứ không phải ngược lại, bởi vì, như các nhà kinh tế của IMF lưu ý, "tiền lương phản ứng chậm hơn giá cả để phản ứng với các cú sốc". Đó là một bài học quan trọng từ giai đoạn lạm phát cao ngày nay cho những ai luôn coi kích thích kinh tế là có lợi cho người lao động.
Mặt trận thứ hai trong cuộc chiến lạm phát liên quan đến địa lý. Lạm phát của Mỹ lúc đầu cao hơn lạm phát của Eurozone. Mỹ đã chi 26% GDP cho kích thích tài chính trong thời kỳ COVID-19, so với 8-15% ở các nền kinh tế lớn của châu Âu. Và châu Âu phải đối mặt với một cú sốc năng lượng tồi tệ hơn Mỹ sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, cả vì sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và phần lớn thu nhập của họ dành cho năng lượng.Một bài báo gần đây của Pierre-Olivier Gourinchas, nhà kinh tế trưởng tại IMF, cùng các đồng nghiệp cho rằng, cho thấy chỉ 6% lạm phát lõi của Eurozone gia tăng là do kinh tế tăng trưởng "quá nóng", so với 80% của Mỹ.Điều này ngụ ý rằng châu Âu có thể thoát khỏi lạm phát với chính sách nới lỏng hơn. Các tác giả nhận thấy rằng 3% GDP của gói kích thích tài khóa bổ sung mà Eurozone đã tung ra gần đây bằng cách trợ cấp hóa đơn năng lượng đã không góp phần gây ra tình trạng tăng trưởng quá nóng. Lãi suất ở châu Âu cũng đang có chiều hướng hạ. Thị trường tài chính kỳ vọng lãi suất tại Eurozone sẽ đạt đỉnh khoảng 4%, so với 5,5% ở Mỹ.Bất chấp tất cả những điều này, vấn đề lạm phát ở hai bờ Đại Tây Dương dường như đang trở nên giống nhau hơn theo thời gian. Ở cả hai nơi, lạm phát ngày càng bị chi phối bởi giá dịch vụ địa phương, thay vì lương thực và năng lượng. Mô hình cho thấy rằng, giá tăng ở cả hai nơi đang được thúc đẩy bởi chi tiêu trong nước mạnh mẽ.Tính toán trên cơ sở so sánh, lạm phát cơ bản cao hơn trong khu vực đồng euro; tăng lương cũng vậy. Theo các công cụ theo dõi của ngân hàng Goldman Sachs, tiền lương đang tăng với tốc độ hàng năm là 4-4,5% ở Mỹ và gần 5,5% ở Eurozone.
Do đó, tầm quan trọng nằm ở mặt trận cuối cùng: Thị trường lao động. Ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận giảm, các ngân hàng trung ương không thể đạt được mục tiêu lạm phát 2% trên cơ sở bền vững nếu không có sự cân bằng tốt hơn về cung và cầu của người lao động.Năm ngoái, các nhà kinh tế đã tranh luận liệu điều này có đòi hỏi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở Mỹ hay không. Thống đốc Fed, Chris Waller đã nói "không", thay vào đó cho rằng tỷ lệ tuyển dụng việc làm hợp lý, vốn cao bất thường, có thể giảm xuống.
Các thành viên hội đồng điều hành Fed như Olivier Blanchard, Alex Domash và Lawrence Summers bi quan hơn. Họ chỉ ra rằng trong các chu kỳ kinh tế trước đây, số lượng vị trí tuyển dụng chỉ giảm khi tỷ lệ thất nghiệp tăng. Kể từ đó, tầm nhìn của ông Waller đã phần nào được hiện thực hóa. Theo Goldman Sachs, các vị trí tuyển dụng đã giảm đủ để quá trình tái cân bằng thị trường lao động đã hoàn thành được 3/4. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp đáng kể, ở mức 3,7%.Tuy nhiên, quá trình này dường như đã bị đình trệ gần đây. Ông Blanchard và Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Fed, gần đây đã ước tính rằng, với mối quan hệ gần đây nhất giữa vị trí tuyển dụng và tình trạng thất nghiệp, để lạm phát đạt được mục tiêu của Fed sẽ yêu cầu tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 4,3% trong "một khoảng thời gian".Hai nhà kinh tế Luca Gagliardone và Mark Gertler cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 5,5% vào năm 2024, dẫn đến lạm phát giảm xuống 3% trong một năm và sau đó giảm xuống 2% "với tốc độ rất chậm". Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở quy mô như vậy không lớn, nhưng trong quá khứ thường liên quan đến suy thoái./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ giảm mạnh trong tháng 5/2023
21:48' - 30/06/2023
Yếu tố góp phần lớn kéo chậm lại đà tăng giá là chi phí năng lượng giảm mạnh và giá lương thực xuống thấp hơn.
-
Ngân hàng
Lạm phát cao tại Anh sẽ thúc đẩy ECB tăng lãi suất
10:06' - 30/06/2023
Lạm phát cao dai dẳng của Anh đã khiến các nhà hoạch định chính sách cấp cao tại ECB duy trì lập trường tăng lãi suất, nhằm gia tăng kiểm soát đà tăng của lạm phát trên khắp “lục địa già”.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Đức tăng trở lại trong tháng 6/2023
21:16' - 29/06/2023
Lạm phát của Đức đã tăng trở lại trong tháng 6/2023 sau nhiều tháng giảm tốc, đặc biệt tại 5 bang kinh tế quan trọng của Đức gồm Nordrhein Westfalen, Bayern, Brandenburg, Hessen và Baden-Wuerttemberg.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Lợi nhuận trong Eurozone vẫn gây sức ép lên lạm phát nhiều hơn tiền lương
18:54' - 29/06/2023
Theo ECB, thước đo quan trọng về khả năng sinh lời của các công ty trong Eurozone đã tăng lên mức cao kỷ lục trong quý trước, tiếp tục gây sức ép lên lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30'
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30'
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.