Đằng sau “cuộc phiêu lưu tiền điện tử” của Tổng thống Trump
Đạo luật Hướng dẫn và Thiết lập Đổi mới Quốc gia về stablecoin của Mỹ ,viết tắt là GENIUS, cho thấy sự thay đổi quan điểm nổi bật của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với tiền điện tử. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (năm 2017- 2021), ông từng gọi Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là “trò lừa đảo”. Nhưng trong giai đoạn tranh cử năm 2024, ông Trump bắt đầu tỏ ra mềm mỏng hơn, cam kết sẽ nới lỏng những quy định kiểm soát lĩnh vực này.
Theo nhận định từ giới quan sát, chính cam kết này đã giúp ứng cử viên của đảng Cộng hòa thu hút một lượng lớn tài trợ tài trợ từ cộng đồng các nhà đầu tư tiền điện tử.
Và ngay sau cuộc bầu cử, ông Trump và phu nhân thậm chí còn phát hành các đồng “meme coin” (là một loại tiền kỹ thuật số được lấy cảm hứng từ những hình ảnh, video hoặc câu chuyện hài hước lan truyền trên Internet (gọi là meme). Các đồng meme thường không có giá trị nội tại hoặc mục đích sử dụng rõ ràng ngoài việc mang tính giải trí và dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng để tăng giá trị), thu về khoảng 2,7 tỷ USD, đồng thời ra mắt công ty World Liberty Financial, do các con trai và cộng sự thân tín điều hành.
Stablecoin: Không “ổn định” như tên gọi
Stablecoin là loại tiền mã hóa được neo theo một đồng tiền pháp định, thường là đồng USD, nhằm duy trì giá trị ổn định. Để thực sự “ổn định”, stablecoin phải được bảo chứng bằng tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ Mỹ hoặc tín phiếu kho bạc – tức là nợ của chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, trong quá khứ, không phải stablecoin nào cũng duy trì được giá trị cam kết. Năm 2021, đồng UST – một loại stablecoin gần như không có tài sản đảm bảo – đã bất ngờ mất liên kết với đồng USD, dẫn đến sự sụp đổ của hai đồng tiền điện tử lớn là Terra và Luna. Hàng chục tỷ USD của nhà đầu tư đã bị bốc hơi.
Mặc dù vậy, stablecoin vẫn tồn tại và phát triển. Khác với phần lớn ứng dụng tiền điện tử khác nặng về tính đầu cơ, stablecoin đang cho thấy vai trò thực tiễn: chuyển tiền tức thì, với chi phí thấp và gần như miễn phí giao dịch.Thống kê cho thấy, trong năm 2024, giá trị giao dịch bằng stablecoin đã vượt mốc 33.000 tỷ USD – cao hơn cả tổng giá trị thanh toán điện tử PayPal và thậm chí là thẻ tín dụng Visa. Xu hướng này mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, nhưng đã có dấu hiện tác động đến thị trường nợ Chính phủ Mỹ.
Công ty phát hành stablecoin lớn nhất hiện nay – Tether – đã trở thành nhà đầu tư trái phiếu kho bạc Mỹ lớn thứ 7, với tổng giá trị nắm giữ stablecoin toàn cầu đạt 128 tỷ USD, vượt cả Đức, Saudi Arabia hay Hàn Quốc.
Khi Mỹ cần người mua mới cho nợ công
Diễn biến này xảy ra đúng lúc vị thế toàn cầu của đồng USD bắt đầu lung lay. Trung Quốc – từng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ – đang bán dần trái phiếu và tích trữ vàng. Cùng lúc đó, nợ quốc gia của Mỹ đã vượt 37.000 tỷ USD và riêng tiền lãi hàng năm đã vượt mốc 1.000 tỷ USD.
Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ lo lắng. Khi nhu cầu mua trái phiếu giảm, lợi suất buộc phải tăng, đồng nghĩa với chi phí vay mượn sẽ ngày càng đắt đỏ cho Washington.Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tin rằng stablecoin có thể trở thành giải pháp. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương nước ngoài rút dần khỏi trái phiếu, stablecoin có thể tiếp nhận vai trò hỗ trợ nhu cầu đối với nợ Chính phủ Mỹ. Ông Bessent kỳ vọng, với lượng stablecoin ngày càng lớn và có nhu cầu dự trữ tài sản an toàn như trái phiếu, chi phí vay mượn của chính phủ sẽ được kéo giảm.
Niềm tin này được ủng hộ bởi các “ông lớn” Phố Wall. Hai ngân hàng lớn là Citigroup và Standard Chartered đều dự báo stablecoin sẽ tăng trưởng bùng nổ trong vài năm tới. Thậm chí, nhiều chuỗi bán lẻ và ngân hàng lớn tại Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm thanh toán bằng stablecoin nhằm cắt giảm chi phí thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, tờ The Economist lưu ý rằng nếu chỉ đơn thuần thay thế người mua trong nước bằng một nhóm khác, giải pháp này sẽ chỉ mang tính ngắn hạn.
Stablecoin có thể đẩy giá USD lên cao hơn?
Một hệ quả khác của việc stablecoin tăng trưởng mạnh là nhu cầu đối với đồng USD cũng tăng theo – bởi để phát hành stablecoin neo theo đồng USD, các công ty phải nắm giữ USD hoặc tài sản định giá bằng USD. Điều này có thể khiến đồng USD mạnh hơn, giúp người Mỹ mua hàng nhập khẩu rẻ hơn. Nhưng mặt trái là sẽ cản trở kế hoạch đạt thặng dư thương mại mà ông Trump theo đuổi thông qua chính sách thuế quan.
Nhưng, ngay cả khi stablecoin được kỳ vọng sẽ mang lại tính ứng dụng thực tế cho công nghệ blockchain, nhưng nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải. Chẳng hạn, Circle – đối thủ nhỏ hơn của Tether – có kiểm toán độc lập, nhưng Tether lại không. Công ty này không công bố nơi lưu trữ tài sản hay tỷ trọng cụ thể, đặc biệt là việc có nắm giữ tài sản rủi ro như Bitcoin hay không – yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Đến nay, Tether vẫn đứng vững qua nhiều “cơn bão” tiền mã hóa. Nhưng nếu có cú sập nào xảy ra, điều đó sẽ giáng đòn nặng nề vào uy tín của ngành, đồng thời phá hỏng kỳ vọng của Bộ trưởng Bessent trong việc cứu cánh thị trường nợ công Mỹ.
Không thể phủ nhận rằng kể từ khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng, tâm lý với tiền điện tử đã thay đổi mạnh mẽ. Đồng bitcoin liên tục lập đỉnh mới và giới đầu tư vẫn kỳ vọng đà tăng sẽ tiếp tục.
Tổng thống Mỹ được cho là đã thu về khoảng 320 triệu USD từ việc bán một trong các meme coin của mình. Một quỹ tài sản nhà nước nước ngoài cũng đã đầu tư 2 tỷ USD vào một đồng coin khác. Ngoài ra, một đồng coin nữa cũng ghi nhận lượng bán ra lên tới 550 triệu USD.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thắng trong cuộc chơi tiền điện tử. Những nhà đầu tư vào đồng $Trump (meme coin của ông Trump) và $Melania (của phu nhân Tổng thống Mỹ) đều chịu thua lỗ nặng kể từ sau đợt tăng giá đột biến vào ngày ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần thứ hai.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những đánh đổi trong cuộc đua năng lượng xanh
06:30'
Báo The Guardian dẫn số liệu từ Chính phủ Anh cho biết, hiện có khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở nước này đã lắp đặt pin Mặt Trời, và con số này đang tăng lên.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao Nga vượt Đức, Nhật Bản trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu?
05:30'
Theo dự báo do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phát hành, ước tính Nga vẫn giữ vị trí thứ tư trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
-
Phân tích - Dự báo
Đàm phán thương mại Hàn Quốc – Mỹ: Áp lực đang gia tăng
06:30' - 25/07/2025
Hàn Quốc đang đứng trước sức ép lớn sau khi Nhật Bản đạt được thỏa thuận thuế quan với Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, tình hình hiện nay đòi hỏi nước này cần sớm điều chỉnh "lá bài đàm phán".
-
Phân tích - Dự báo
EU sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất trong đàm phán thương mại với Mỹ
06:30' - 25/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) từng kỳ vọng sớm đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ để giữ mức thuế quan trong tầm kiểm soát, song giờ đây khối này đang chuẩn bị cho một kịch bản đáp trả.
-
Phân tích - Dự báo
Từ nghiên cứu đến thị trường: Nhật Bản chậm bước trong cuộc đua lượng tử
06:30' - 24/07/2025
Với một thị trường tiềm năng khổng lồ và kỳ vọng thương mại hóa trong vòng 5 năm tới, cạnh tranh toàn cầu trong ngành công nghệ lượng tử đang ngày càng gay gắt.
-
Phân tích - Dự báo
Trung tâm chuỗi cung ứng: Sẽ lại là châu Á?
05:30' - 24/07/2025
Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng lo ngại thị trường Mỹ có thể trở nên bất ổn và khó tiếp cận. Nếu chi phí vận hành hoặc xuất khẩu vào Mỹ tăng đáng kể, một số công ty có thể chuyển hướng sang châu Á.
-
Phân tích - Dự báo
Siêu nhà máy AI – cỗ máy hút tiền hay đầu tư chiến lược?
06:30' - 23/07/2025
“AI chủ quyền” - một khái niệm mới vừa được CEO của Nvidia Jensen Huang quảng bá - đang là vấn đề được nhiều chính phủ quan tâm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thông điệp đằng sau khoản phí thị thực mới của Mỹ
05:30' - 23/07/2025
Tổng thống Trump vừa ký ban hành quy định mới về “phí đảm bảo thị thực” 250USD, áp dụng với mọi công dân nước ngoài xin thị thực không định cư vào Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Tầm nhìn chiến lược về trí tuệ nhân tạo
06:30' - 22/07/2025
Tại sao chủ quyền AI lại quan trọng? Bởi khả năng kiểm soát hệ thống AI của một quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, chủ quyền dữ liệu, vị thế ngành công nghiệp và nền kinh tế...