Tương lai màu xám của "lá phổi xanh" Amazon
Các nhà khoa học quốc tế cảnh báo rừng nhiệt đới Amazon - "lá phổi xanh" của Trái Đất - đang gần chạm ngưỡng có thể phải chứng kiến một trong những hệ sinh thái lớn nhất và phong phú nhất thế giới biến thành một xavan (thảm thực vật trảng cỏ) khô cằn trong vòng 50 năm tới.
Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 10/3, các chuyên gia lưu ý rằng không chỉ rừng Amazon bị tổn thương mà một hệ sinh thái lớn khác là các rạn san hô Caribe cũng có thể "chết dần chết mòn" chỉ trong vòng 15 năm nếu các nước không có những biện pháp phù hợp.
Giới khoa học cảnh báo hai trong số các trường hợp được gọi là "những biến đổi hệ thống" nói trên sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc đối với nhân loại và các loài khác trên thế giới cùng chia sẻ môi trường sống với con người.
Tình trạng Trái Đất ấm lên, môi trường bị hủy hoại (cháy rừng và phá rừng đối với Amazon, ô nhiễm và axit hóa các rạn san hô) là những nguyên nhân được tính đến hàng đầu.
Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc cảnh báo nền nhiệt trung bình của Trái Đất tăng lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ dẫn tới việc "xóa sổ" 90% các rạn san hô nước nông trên thế giới.Trong trường hợp mức tăng là 2 độ C, con số này gần chạm ngưỡng 100%. Một thực trạng đáng báo động đó là bề mặt Trái Đất đang ấm lên hơn 1 độ C.
Cho dù hiện chưa rõ về ngưỡng nhiệt độ đỉnh điểm tác động tới rừng Amazon, nhưng các nhà khoa học ước tính 35% diện tích "lá phổi xanh" có nguy cơ biến mất.
Rừng Amazon trải dài trên lãnh thổ của 7 quốc gia với tổng diện tích hơn 5 triệu km2. Tuy nhiên, kể từ năm 1970, khoảng 20% diện tích của khu rừng lớn nhất thế giới này bị phá bỏ, "nhường chỗ" cho các hoạt động khai thác gỗ, sản xuất đậu tương, dầu cọ, nhiên liệu sinh học và chăn nuôi bò.
Trưởng nhóm nghiên cứu Simon Willcock, giảng viên Trường Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Bangor, cho rằng "nhân loại cần chuẩn bị cho những thay đổi xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với dự báo".
Các đợt cháy rừng ngoài tầm kiểm soát gần đây tại Amazon và Australia cho thấy rất nhiều hệ sinh thái "đang bên bờ vực này".
Trước thực trạng đáng lo ngại này, Giám đốc Khoa học Alexandre Antonelli tại Vườn Bách thảo Hoàng gia ở quận Kew (London, Anh) cho rằng nếu không hành động khẩn cấp ngay bây giờ, nhân loại có thể sẽ không còn khu rừng nhiệt đới lớn nhất và đa dạng sinh học bậc nhất thế giới.
Rừng Amazon phải mất tới ít nhất 58 triệu năm hình thành và phát triển, đồng thời là sinh kế cho hàng chục triệu người.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang nhanh chóng mất đi khả năng hấp thu khí CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch - nguyên nhân khiến Trái Đất ấm lên - với việc Amazon đang bước vào "chu trình ngược" từ "thu nạp khí CO2" sang thành "nguồn nhả khí" thải độc hại này.
Các cánh rừng trên toàn cầu - đặc biệt là rừng nhiệt đới - hấp thu từ 25-30% lượng CO2 con người thải ra ngoài bầu không khí từ các hoạt động sản xuất, khai thác và sinh hoạt thường ngày.
Trong khi các đại dương hấp thụ được từ 20-25% lượng khí thải này. Tán rừng với mật độ che phủ dày đặc của Amazon - lớn nhất thế giới - cũng hấp thu một lượng lớn carbon xấp xỉ 10 lần so với lượng khí thải phát thải mỗi năm.
Giới chuyên gia nhận định các phát hiện mới này là những lời nhắc nhở bổ sung rằng hệ sinh thái Amazon đang đứng trước nguy cơ biến đổi trầm trọng trong khoảng một vài thập kỷ tới.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích các biến đổi tương tự như trên đối với hơn 40 môi trường tự nhiên trên mặt đất và dưới nước, từ các ao hồ nhỏ cho tới Biển Đen rộng lớn.
Một trong số này là khu vực Sahel tại châu Phi. Nơi đây đã biến đổi từ cảnh quan rừng thành sa mạc, dù sự biến đổi này xảy ra trong một khoảng thời gian dài hơn.
Họ cảnh báo các hệ sinh thái lớn đang thay đổi nhanh hơn những gì con người có thể dự báo và nếu không hành động khẩn cấp, tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động tình trạng nước biển dâng do băng tan nhanh
07:31' - 13/03/2020
Các nhà khoa học cảnh báo Greenland và Nam Cực đang có tốc độ băng tan cao gấp 6 lần so với những năm 90 của thế kỷ 20, kéo theo hệ quả mực nước biển dâng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lần đầu các mẫu đá trong lòng một tiểu hành tinh được mang về Trái Đất
20:40' - 18/11/2019
Tàu thám hiểm Hayabusa 2 của Nhật Bản đang trên đường trở về Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ thu thập mẫu đá bên trong lòng tiểu hành tinh Ryugu.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát hiện vô số hạt nhựa trong băng Bắc Cực và tuyết núi Alps
09:26' - 17/08/2019
Các nhà khoa học thuộc Viện Alfred Wegener (AWI) đã phát hiện vô số hạt nhựa trong các lớp băng đá ở Bắc Cực và băng tuyết trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.