Tương lai nào cho kinh tế số tại Việt Nam?
Theo báo cáo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025.
Nghiên cứu khác của Tổ chức Data61 (Australia), GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khái niệm "kinh tế số" ở Việt Nam vẫn còn nhiều tranh cãi và cần được xác định lại, thế nào là kinh tế số và “kinh tế số” được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số hay không?
Phân tích khái niệm, hoàn thiện chiến lược kinh tế số Tại hội thảo “Hoàn thiện thể chế và các điều kiện nền tảng để phát triển kinh tế số tại Việt Nam” mới diễn ra, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, cần hiểu cặn kẽ về khái niệm kinh tế số để tránh nhầm lẫn. Kinh tế số có thể hiểu là một phần của nền kinh tế trong đó bao gồm các mô hình kinh doanh tạo ra sản phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ số cho doanh nghiệp.20 năm qua, các bộ, ngành đã chuẩn bị cơ chế, chính sách trong xây dựng hạ tầng về phát triển công nghệ số. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất hiện nay trong phát triển kinh tế số là sự hội tụ loạt công nghệ mới như: điện toán đám mây, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo...) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Công nghệ mới cho phép doanh nghiệp xử lý khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa, phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới trong phát triển kinh tế số.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng: Kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới, sử dụng và phát triển kinh tế số sẽ góp phần tăng năng suất lao động, giá trị sản phẩm. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng...Qua việc sử dụng công nghệ, các sản phẩm dịch vụ được phản ánh từ người sử dụng để có thể điều chỉnh cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới như: Grab, Uber, AirBnb... Thực tế tại Việt Nam, việc kết nối dữ liệu giữa các bộ, ngành chưa liên thông với nhau nên khó cạnh tranh với thế giới. Hiện Chính phủ đã có chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử và giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Theo dự thảo Nghị định chia sẻ, kết nối dữ liệu đang xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra khái niệm "open data" (dữ liệu mở), giúp doanh nghiệp có thêm thông tin hoạt động, sản xuất. Việc xây dựng và sử dụng dữ liệu mở trong nền kinh tế số là “chìa khóa” cho thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng: Kinh tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xây dựng những chiến lược về kinh tế số và Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên khái niệm kinh tế số này.Về cơ sở dữ liệu, thực tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang sở hữu nhiều hệ thống dữ liệu khác nhau về đăng ký doanh nghiệp, đấu thầu, doanh nghiệp nước ngoài... Nhưng quan trọng là các hệ thống dữ liệu này chưa kết nối, liên thông với nhau. Ở góc độ quốc gia, hiện mỗi bộ có hệ thống thông tin khác nhau, không liên thông với các bộ ngành mà chỉ chia sẻ một phần thông tin liên quan. Do đó, thời gian tới, cần hướng tới tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, để dùng chung.
Tương lai kinh tế số Việt Nam Hiện, chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam đang chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, hạ tầng kinh tế số không phát triển gây ảnh hưởng chung tới nền tảng phát triển kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tại hội nghị “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Một trụ cột cho Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam” mới diễn ra, Tổ chức Data61/SCIRO - Cơ quan chuyên nghiên cứu về số liệu và công nghệ số thuộc Tổ chức khoa học quốc gia Australia cùng với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố “Báo cáo Tương lai kinh tế số Việt Nam: Hướng đến năm 2030, 2045”.Báo cáo phân tích các xu thế ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế số của Việt Nam đến năm 2045. Báo cáo là một hợp phần trong Chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Australia tài trợ với trị giá 10 triệu đô la Australia. Chương trình là sáng kiến chiến lược được thiết kế để tăng cường các mối liên kết giữa hệ thống đổi mối sáng tạo của Australia và Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh nhấn mạnh: Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, các chuyên gia đến từ Tổ chức Data 61|CSIRO triển khai các nghiên cứu về tương lai kinh tế số của Việt Nam.
Theo đó, “Báo cáo Tương lai kinh tế số Việt Nam” đưa ra một bức tranh toàn cảnh giúp Việt Nam hoạch định cho sự phát triển kinh tế số của đất nước. Đồng thời, đưa ra các kịch bản phát triển kinh tế số có thể xảy ra và các khuyến nghị chính sách cho Chính phủ Việt Nam, đặc biệt từ góc độ đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực sáng tạo của quốc gia.
Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick khẳng định: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và đã trở thành một trong những quốc gia năng động nhất ở khu vực Đông Á. “Báo cáo Tương lai kinh tế số Việt Nam” sẽ định hướng các hoạt động tiếp theo trong 3 năm tới, tập trung vào xây dựng mối liên kết hợp tác để tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam nhằm thích nghi với những thách thức và cơ hội của kinh tế số. “Làn sóng” tiếp theo của các công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet vạn vật và các dịch vụ dựa trên nền tảng và điện toán đám mây – có tiềm năng chuyển đổi Việt Nam thành một nền kinh tế hiệu suất cao tiếp theo của Châu Á. Việt Nam cần phải nắm bắt những cơ hội này để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Tổ chức Data 61|CSIRO cũng đã phối hợp với nhóm nghiên cứu Bộ Khoa học và Công nghệ để xác định 7 xu thế chủ đạo ảnh hưởng đến tương lai kinh tế số của Việt Nam. Những xu thế này gồm: Tác động của các công nghệ số mới nổi, các thị trường xuất khẩu mới cho Việt Nam, sự phát triển của cơ sở hạ tầng số hiện đại, nhu cầu phát triển thành phố thông minh, sự gia tăng của kỹ năng, dịch vụ số và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng.Các xu thế chủ đạo này là cơ sở xây dựng nên 4 kịch bản cho tương lai nền kinh tế số của Việt Nam. Các kịch bản này đã phác họa một bức tranh toàn cảnh giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng kế hoạch cho kinh tế số của Việt nam trong tương lai.
“Tương lai của nền kinh tế phụ thuộc vào vị trí của Việt Nam trong bản đồ số của khu vực và mức độ ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ số của chính phủ, cộng đồng và ngành công nghiệp”./.- Từ khóa :
- kinh tế số
- công nghệ số
- trí tuệ nhân tạo
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam phát triển và ứng dụng AI vào nghiên cứu - kinh doanh
07:30' - 28/05/2019
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc nghiên cứu - kinh doanh để tạo ra những kết quả đáng kể.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp làm thế nào để chuyển đổi số?
14:01' - 17/05/2019
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện mô hình kinh doanh. Đồng thời, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).