"Tuyên chiến" với rượu giả
Hàng chục người đã phải vào viện cấp cứu, có người đã tử vong vì uống phải loại nước có cồn giả danh là rượu, được pha chế bằng cồn công nghiệp methanol.
Người uống rượu thường bị hai loại ngộ độc, một là ngộ độc rượu thực phẩm ethanol, hai là ngộ độc rượu giả pha từ cồn công nghiệp methanol.
Thời gian gần đây, số người bị ngộ độc rượu pha từ cồn công nghiệp methanol tăng lên vì nhiều người ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường uống loại cồn methanoi pha chế vì giá rất rẻ, chỉ khoảng 10 ngàn đồng/lít.
Hơn nữa việc phân biệt loại rượu pha chế bằng methanol với rượu thực phẩm ethanol rất khó. Do vậy, ngày cả trong những dịp lễ, tết, hiếu, hỉ nhiều người dân vẫn uống rượu pha chế từ cồn methanol.
Hậu quả là đã có nhiều vụ ngộ độc cồn methanol tập thể làm cho nhiều người bị mất sức lao động, tàn phế, thậm chí tử vong do hàm lượng methanol cao gấp nhiều lần cho phép đã ngấm vào cơ thể.
Có thể nói trong nhiều năm gần đây, số người nghiện rượu gia tăng và có xu hướng “trẻ hóa’; nhất là ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Nghe tưởng như nghịch lý, nhưng thực tế cho thấy, ở vùng đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ người uống rượu, nghiện rượu rất cao, kể cả đàn ông, đàn bà, thanh niên, người cao tuổi.
Chính vì vậy mà những đối tượng này, để thỏa "cơn ghiền", đã uống các loại rượu giả rẻ tiền pha bằng cồn công nghiệp methanol, rượu không rõ nguồn gốc. Ở ngay các đô thị lớn, việc các hang quán cũng bán các loại rượu không dán nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ.
Tình trạng uống rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc Việc giá rẻ đã trở thành phổ biến với đại đa số, khiến nhiều người thành con nghiện, mất sức lao động, ảnh hưởng đến đời sống gia đình; và trong không ít trường hợp người say rượu, nghiện rượu còn gây mất trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục, thậm chí cả đạo đức, lối sống.
Tình trạng bán rượu giả, không rõ nguồn gốc một cách tràn lan xem như đã vượt tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, trở thành nguyên nhân chính của các vụ ngộ độc tập thể, gây chết người trong thời gian qua.
Vì vậy, để tiến tới chặn đứng việc rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc đang bán tràn lan trên thị trường hiện nay thì các lực lượng chức năng cần phải vào cuộc quyết liệt.
Kiên quyết tịch thu và tiêu hủy các loại rượu không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ. Nhà nước cần phải có qui định có điều kiện về người nấu rượu và bán rượu.
Từ lâu, rượu đã là loại hàng hóa chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhưng với thực trạng toàn dân ai cũng có thể nấu, pha chế và bán rượu như hiện nay, cho ra lò khoảng 200 triệu lít rượu (gần 70%) không có tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, đang được tiêu thụ trên thị trường cả nước mỗi năm.
Việc này chẳng những gây thất thu thuế mà còn làm gia tăng thêm áp lực trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, việc lập lại trật tự đối với với việc sản xuất, chế biến và kinh doanh rượu với các hộ nhỏ lẻ là rất cần thiết, hướng đến các mục tiêu về kiểm soát chất lượng rượu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe của người sử dụng, tăng thêm nguồn thu cho địa phương.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước chính quyền đã quản lý việc chế biến và kinh doanh rượu rất tốt. Trong làng, xã không có gia đình nào nấu rượu lậu vì đó là hành vi bị cấm, sẽ bị chính quyền xử lý, giáo dục.
Ngày nay dù việc người dân nấu rượu đã không còn là hành vi vi phạm nhưng các cơ quan chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn người dân cách nấu rượu theo tiêu chuẩn; các nhà sản xuất nên cung cấp loại men rượu bảo đảm chất lượng cho các hộ dân, kiểm tra và dán mác xuất xứ từ cơ sở; như một chỉ dẫn cho người tiêu dùng.
Đồng thời kiên quyết xử phạt thật nặng với những cơ sở pha chế cồn methanol làm rượu; kể cả xử lý hình sự khi để xảy ra ngộ độc làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương siết chặt quản lý, kinh doanh rượu
18:51' - 14/03/2017
Ngày 14/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành Chỉ thị 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu.
-
Hàng hoá
Trên 18.000 lít rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị phát hiện
15:26' - 14/03/2017
Từ đầu tháng 3 đến nay, Hà Nội đồng loạt ra quân kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu trên địa bàn và truy tìm rượu chứa methanol.
-
Đời sống
Truy tìm nguồn gốc rượu gây ngộ độc
12:02' - 13/03/2017
Tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, từ ngày 26/2 đến 11/3, trên địa bàn Hà Nội đã có 24 bệnh nhân bị ngộ độc rượu phải nhập viện với chẩn đoán theo dõi ngộ độc methanol.
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội: Khởi tố điều tra vụ nhiều người nguy kịch do sử dụng rượu
20:39' - 11/03/2017
Các nạn nhân này được đưa vào cấp cứu trong tình trạng ngộ độc methanol nặng, sau khi mua rượu không nhãn mác về uống liên hoan tại nhà trọ ở Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.