Tỷ lệ lấy nước vụ Xuân của một số địa phương ở Hà Nội đạt thấp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến chiều ngày 2/2, bốn doanh nghiệp thủy lợi của thành phố đã cấp đủ nước cho 57.028 ha, đạt 63,4% diện tích sản xuất vụ Xuân 2020; trong đó có 2 huyện Phú Xuyên và Đan Phượng đã cơ bản lấy đủ nước, còn 8 huyện, thị xã như Sơn Tây, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Trì, Thường Tín, Chương Mỹ đã lấy đủ nước đạt từ 73 - 96% diện tích sản xuất vụ Xuân...
Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương có diện tích gieo cấy lớn nhưng tỷ lệ cấp nước sản xuất đạt thấp như Gia Lâm 3,94%, Phúc Thọ 15,6%, Sóc Sơn 16,82%, Ba Vì 23,2%, Quốc Oai 28,04%… Cá biệt, một số quận có sản xuất nông nghiệp như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên vẫn chưa cấp nước.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các hồ thủy điện chưa điều tiết đợt lấy nước thứ hai nên mực nước sông Đà, sông Hồng trong ngày 2/2 vẫn ở mức thấp, không đủ điều kiện vận hành tối đa công suất các trạm bơm. Bên cạnh đó, bà con ở một số nơi chưa thu hoạch xong cây rau màu; các doanh nghiệp thủy lợi bơm tích trữ trong hệ thống, chưa dẫn nước lên mặt ruộng…
Để sử dụng hiệu quả nguồn nước, phục vụ bà con làm đất, gieo cấy đúng khung thời vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi thành phố, các địa phương theo dõi chặt chẽ nguồn nước, sẵn sàng vận hành trạm bơm khi nguồn nước cho phép; chống thất thoát cho các diện tích đã được cấp đủ nước…
Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết, bà con nông dân ở 23 quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã xuống đồng cày bừa được 41.207ha, đạt 45,8%; gieo cấy được 11.012ha, đạt 12,2% diện tích sản xuất vụ Xuân. Diện tích còn lại, các địa phương sẽ hoàn thành trước ngày 5/3.
Tại xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa), trên các thửa ruộng đủ nước, bà con nông dân ở đây đã tấp nập ra đồng làm đất, cấy lúa. Bà Trần Thị Minh chia sẻ, vụ Xuân năm ngoái, gia đình cấy thử nghiệm 3 sào giống lúa J02, thấy hiệu quả kinh tế nên năm nay quyết định mở rộng toàn bộ 5 sào. Mặc dù chưa hết Tết nhưng gia đình bà vẫn ra đồng cấy lúa theo đúng khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội...
Tại huyện Mỹ Đức, do có tập quán gieo cấy sớm và mở rộng diện tích cấy giống J02 nên một số xã, như Mỹ Thành, Hương Sơn, An Phú… đã cơ bản hoàn thành gieo cấy lúa xuân từ trước Tết Nguyên đán. Những ngày vui Xuân, đón Tết, nông dân xuống đồng tỉa dặm, chăm sóc, che ni lông chống chuột phá hoại lúa. Anh Nguyễn Văn Thành ở xã Mỹ Thành cho biết tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình xuống đồng để chăm sóc những diện tích cấy sớm, tiến hành bón lót và tỉa dặm cho lúa…
Ông Trần Ngọc Long, Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi huyện Ứng Hòa (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ) cho biết, ở cuối nguồn nên xí nghiệp phải thường xuyên theo dõi thủy triều trên sông Nhuệ - Đáy để bơm nước. Đến thời điểm này, đơn vị đã cấp đủ nước làm đất, gieo cấy cho hơn 90% diện tích sản xuất vụ Xuân của huyện Ứng Hòa.
Theo Chi cục Thủy lợi Hà Nội, dự kiến trong đợt lấy nước thứ hai, bắt đầu từ 0h ngày 5/2 đến 24h ngày 12/2, các doanh nghiệp thủy lợi của thành phố sẽ lấy đủ nước gieo cấy cho khoảng 90% diện tích; còn lại sẽ cấp trong đợt lấy nước thứ ba…/.
>>> Khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ sẽ hoàn thành lấy nước trong đợt 2
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Gần 54% diện tích đã có nước để gieo cấy vụ Đông Xuân
18:14' - 23/01/2020
Theo Tổng cục Thủy lợi, đến 15h ngày 23/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2019 -2020 đạt 284.500 ha,tương đương 53,6% diện tích gieo cấy.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
21:45' - 22/01/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 04/CT-TTg yêu cầu triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Jordan cam kết hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân
08:31'
Chiều 29/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Kiều dân Jordan Ayman Al-Safadi.
-
Kinh tế & Xã hội
Sinh viên Trung Quốc đóng góp lớn cho nguồn thu giáo dục của Australia
07:28'
Tổng Kiểm toán bang NSW Margaret Crawford cho hay có tới 7 trong số 10 trường đại học hiện ghi nhận Trung Quốc là nguồn thu hàng đầu về sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất các giải pháp chống khai thác hải sản thác bất hợp pháp
21:26' - 29/06/2022
Chiều 29/6, tại thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Hội nghị phối hợp tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh đối mặt nguy cơ "dịch chồng dịch"
20:10' - 29/06/2022
Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ dịch chồng dịch khi dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp.
-
Kinh tế & Xã hội
EC đề xuất cấm thuốc lá điện tử có hương vị tại châu Âu
19:33' - 29/06/2022
Ngày 29/6, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất cấm sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử có hương vị tại châu Âu do lo ngại những sản phẩm này sẽ trở nên thịnh hành và kéo theo những ảnh hưởng về sức khỏe.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cho xe lưu thông miễn phí thêm 30 ngày
18:14' - 29/06/2022
Sau khi hết hạn 7 ngày thu phí thử nghiệm không thu tiền (hết 14 h ngày 30/6), cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ tiếp tục cho các phương tiện lưu thông miễn phí thêm 30 ngày.
-
Kinh tế & Xã hội
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.745.631 ca mắc COVID-19
18:12' - 29/06/2022
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.745.631 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
Kinh tế & Xã hội
Indonesia hủy dự án nhà máy điện than 1 GW nhằm cắt giảm phát thải
17:28' - 29/06/2022
Công ty điện lực PLN thuộc sở hữu nhà nước Indonesia đã hủy dự án phát triển nhà máy nhiệt điện chạy than công suất 1 GW nhằm thực hiện cam kết cắt giảm phát thải carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể phụ BA.5 của Omicron lây lan nhanh hơn biến thể cũ
16:23' - 29/06/2022
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, biến thể phụ BA.5 thuộc biến thể Omicron, do đó, chúng có một số đặc điểm tương tự các biến thể phụ khác của Omicron là có khả năng lây lan cao.