Tỷ lệ sửa, hủy lệnh giao dịch chiếm 1/3 tổng số lệnh vào hệ thống
Lý giải về việc nhiều công ty chứng khoán nhỏ không nghẽn dù công ty chứng khoán lớn đã nghẽn giao dịch, ông Trà cho biết đây là câu chuyện liên quan đến việc phân bổ, dựa trên lệnh giao dịch của 1 công ty chứng khoán sử dụng. Khi công ty chứng khoán sử dụng hết lệnh được phân bổ thì sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn. Liên quan đến việc sửa, hủy lệnh, Tổng Giám đốc HOSE thông tin, hiện nay, tỷ lệ sửa, hủy lệnh trong một ngày giao dịch chiếm 1/3, tức là khoảng 300.000 lệnh chỉ để sửa, hủy lệnh trước đó, do đó số lượng lệnh thực tế khớp chỉ khoảng 600.000 lệnh. Hạn chế sửa, hủy lệnh giúp số lượng lệnh thực tế khớp tăng lên, có thêm khoảng 200.000 lệnh được khớp, giúp giá trị thanh khoản khớp lệnh có lúc tăng lên 30.000 tỷ đồng. Khi xảy ra tình trạng nghẽn, các lệnh phải xếp hàng vào hệ thống nhưng việc sửa, hủy lệnh gây lỗi với các lệnh đã khớp, thiết kế hệ thống có ngưỡng chịu lỗi nhất định, nếu quá ngưỡng đó có thể gây sụp đổ hệ thống, do đó HOSE đã phải đóng cửa hệ thống giao dịch phiên chiều ngày 1/6. Theo quy định hiện hành, nếu số lượng lỗi của một công ty chứng khoán vượt quá ngưỡng cho phép thì HOSE được phép ngắt kết nối hệ thống với công ty chứng khoán, Tổng Giám đốc HOSE cho biết. Tại tọa đàm, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có những lý giải về việc 20 năm đã qua, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có hệ thống giao dịch mới. Theo ông, từ năm 2000, các nhà quản lý và nhà kinh tế, cũng như nhà khoa học có thể hiểu biết về chức năng, cách tổ chức thị trường chứng khoán nhưng với hệ thống vận hành thị trường chứng khoán còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, yêu cầu cao và tính cầu toàn của cơ quan quản lý là muốn tạo ra hệ thống hiện đại, đồng bộ và toàn diện. Từ yêu cầu cao như thế và nhận thức chưa thấu đáo dẫn tới việc chuẩn bị cho hệ thống rất nhiều vấn đề, ông Dũng cho biết. Ngoài ra, dự án triển khai hệ thống giao dịch khá phức tạp, trong khi chúng ta thiếu kinh nghiệm triển khai quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực chứng khoán. "Chúng tôi thừa nhận rằng có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong quá trình thực hiện dự án giao dịch chứng khoán mới không lường hết được tình hình, có những lúc chưa thực sự quyết liệt", ông Dũng nói. Năm 2000 đã có quyết định của Thủ tướng phê duyệt dự án giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, dự án chưa được xây dựng ngay thời điểm đó vì lúc này, Thái Lan hỗ trợ hệ thống. Bên cạnh đó, thời điểm này, thị trường chỉ có vài cổ phiếu niêm yết. Trong quá trình chậm lại, cơ quan quản lý đã 2 lần thuê tư vấn nước ngoài, lần thứ nhất là xây dựng mô hình thị trường chứng khoán và trên cơ sở đó xây hệ thống công nghệ, lần thứ hai là thuê tư vấn hồ sơ mời thầu. Trong quá trình triển khai, giới hạn về mặt nhận thức là rào cản rất lớn, mất rất nhiều thời gian để định hình và thỏa thuận về hệ thống. Lúc đầu, dự án chỉ định triển khai cho HOSE, nhưng khi triển khai thực tế lại là dự án tổng thể cho ngành chứng khoán gồm HOSE, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Phạm vi mở rộng ra, từ thị trường cổ phiếu sang thêm cả thị trường trái phiếu và phái sinh và tất cả sản phẩm liên quan, theo đó công nghệ cũng mở rộng hơn nhiều. Khi hệ thống HOSE quy mô đã lớn, HOSE lại ký kết được với Thái Lan bảo trì hệ thống nên không quyết liệt triển khai hệ thống. Khi triển khai hệ thống KRX do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc thiết kế, một nhà thầu phụ rất quan trọng của Hàn Quốc bỏ cuộc và không tham gia nữa, đối tác mất rất nhiều thời gian tìm đối tác thay thế. Đến lúc giải quyết xong bài toán tổng thể, thi công, lắp đặt xong phần cứng và phần mềm thì bùng phát dịch COVID-19. Hợp đồng ký kết với Hàn Quốc là EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, lắp đặt và chạy thử nghiệm), không được thay đổi nội dung và kinh phí của dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình làm, bản thân HOSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có những lúc xử lý vấn đề chưa quyết liệt, ông Dũng chia sẻ. Dù vậy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết, ông hy vọng cuối năm nay có thể đưa hệ thống KRX do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc thiết kế sẽ đi vào hoạt động trong cuối năm nay.
"Nghẽn lệnh ở Tp. Hồ Chí Minh nhưng giải pháp là đồng bộ từ cơ quan quản lý. Trước hết, hiện tượng xảy ra là điều rất đáng tiếc, nhất là trong thời điểm thị trường đang phát triển rất mạnh. Gần 1/4 thế kỷ tham gia gây dựng thị trường, cơ quan quản lý chỉ mong muốn được như ngày hôm nay, thị trường phát triển về quy mô, giao dịch, huy động vốn… nhưng sự cố nghẽn lệnh làm cho chúng ta rất phiền toái ở trong niềm vui chung đó," ông Dũng tâm sự. Ông Dũng cho biết, khi xảy ra sự kiện nghẽn lệnh, lãnh đạo Bộ Tài chính rất sát sao chỉ đạo xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bộ trưởng coi sự cố nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia, cần phải tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực để xử lý dứt điểm. Không được để thị trường ngừng nghỉ ngày nào và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư giao dịch. Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng, việc khó nhất là tìm giải pháp tốt nhất trong bối cảnh rất nhiều sức ép, tiếp thu rất nhiều thông tin nhưng chỉ có thể chọn 1 giải pháp. Chia sẻ về tiến độ xử lý nghẽn lệnh với FPT, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc HOSE cho biết, những nỗ lực của FPT và HOSE hết sức đáng ghi nhận. Đến bây giờ đã vào đến những bước cuối cùng để báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính và giải quyết triệt để vấn đề nghẽn lệnh trong 6 tháng qua. "Ngay chiều 24/6, chúng tôi sẽ có buổi họp của ban chỉ đạo, sẽ có báo cáo chính thức và trên cơ sở đó sẽ đưa ra thời gian chính thức", ông Trà thông tin. Theo Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) Dương Dũng Triều, FPT cử 50 cán bộ chuyên gia phối hợp với 30 cán bộ chuyên gia của HOSE. Hai đội đang làm việc rất vất vả, mấy ngày nay đều làm việc tới 4 giờ sáng, duy trì cho đến khi hệ thống mới sẵn sàng bàn giao và đưa vào vận hành. Trong kế hoạch 100 ngày, được chia thành 5 giai đoạn: khảo sát hiện trang của HOSE, chỉnh sửa phần mềm, kiểm thử với 20 công ty chứng khoán hàng đầu, kiểm thử với tất cả các công ty chứng khoán, chạy giả lập với các công ty chứng khoán. FPT đang kiểm tra về an ninh bảo mật và ngưỡng hệ thống, song song đó, xây dựng quy trình vận hành nhất là khi xảy ra sự cố. Hệ thống đặt mục tiêu năng lực 3-5 triệu lệnh/ngày và bỏ cơ chế phân bổ lệnh, các công ty chứng khoán đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ. Cùng với đó là làm chủ năng lực công nghệ, chủ động nâng cấp… Về số lượng lệnh gửi vào mỗi giây, hệ thống mới đang được test ngưỡng đáp ứng cao hơn rất nhiều so với hệ thống hiện nay, ông Triều thông tin thêm. Về cảnh báo, ngay cả hệ thống Thái Lan lên đến 90% công suất thì hệ thống không dừng mà chậm đi. FPT đang thảo luận với HOSE tạo ra kịch bản để có hành động thích hợp nhằm duy trì hệ thống không dừng, ông Triều cho biết./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chưa hết nghẽn lệnh, chứng khoán đảo chiều giảm điểm cuối phiên sáng 4/6
13:23' - 04/06/2021
Thị trường chứng khoán đảo chiều giảm điểm cuối phiên sáng do lực bán gia tăng tại nhiều mã vốn hóa lớn.
-
Chứng khoán
Vượt qua nghẽn lệnh, chứng khoán Việt Nam xác lập kỷ lục mới
12:44' - 03/06/2021
Dù tình trạng nghẽn lệnh vẫn diễn ra trong phiên sáng 3/6, nhưng dòng tiền của nhà đầu tư chảy mạnh vào thị trường giúp chỉ số VN - Index và HNX - Index xác lập kỷ lục mới.
-
Chứng khoán
Nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán vẫn trầm trọng
14:09' - 02/06/2021
Sau khi tạm ngừng phiên giao dịch chiều 1/6 vì quá tải, sang phiên giao dịch sáng 2/6, tình trạng nghẽn lệnh lại tiếp tục diễn ra càng trầm trọng.
-
Chứng khoán
Nghẽn lệnh chứng khoán: HOSE và FPT triển khai Kiểm thử diện rộng toàn thị trường
16:46' - 01/06/2021
Sau giai đoạn Kiểm thử diện hẹp, HOSE và FPT đang triển khai giai đoạn Kiểm thử diện rộng trên toàn thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Cổ phiếu Tesla lao dốc gần 8% sau kế hoạch chính trị mới của Elon Musk
18:03'
Cổ phiếu của Tesla đã giảm mạnh gần 8% đầu tuần này, sau khi Giám đốc điều hành Elon Musk công bố kế hoạch ra mắt một đảng chính trị mới tại Mỹ.
-
Chứng khoán
Giới đầu tư chứng khoán châu Á thận trọng sau thông tin thuế quan từ Mỹ
17:03'
Theo các lá thư, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị áp thuế 25%, trong khi Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Nam Phi, Malaysia, Myanmar phải đối mặt với các mức thuế từ 25% đến 40%.
-
Chứng khoán
Khối ngoại rót vốn mạnh, chứng khoán Việt xác lập mặt bằng mới
16:56'
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thăng hoa trong phiên 8/7 khi VN-Index vượt mốc 1.415 điểm, xác lập mặt bằng giá cao nhất kể từ đầu năm.
-
Chứng khoán
Dòng tiền mạnh giữ VN-Index xanh nhẹ
12:33'
Dòng tiền lớn tiếp tục đổ vào thị trường trong phiên sáng 8/7, giúp các chỉ số giữ được sắc xanh. Dù vậy, tâm lý thận trọng vẫn hiện diện khiến VN-Index chưa thể bứt phá mạnh mẽ.
-
Chứng khoán
Vietnam Airlines được cấp phép chào bán 900 triệu cổ phiếu
11:44'
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho Vietnam Airlines (HVN) chào bán 900 triệu cổ phiếu ra công chúng, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
-
Chứng khoán
Mỹ áp thuế mới với 14 nước: Chứng khoán Việt Nam tăng điểm đầu phiên sáng 8/7
09:49'
Chứng khoán Việt Nam khởi sắc khi mở phiên sáng 8/7, bất chấp biến động từ tuyên bố áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với 14 quốc gia.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Hàn Quốc phản ứng tích cực sau khi Mỹ công bố mức thuế mới
09:03'
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã tăng trở lại trong phiên giao dịch 8/7 bất chấp việc Tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc vào Mỹ.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 8/7
08:57'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm HDC, MBB và FMC.
-
Chứng khoán
Tổng thống Mỹ thông báo áp thuế quan mới với 14 nước, chứng khoán Phố Wall rời đỉnh
07:54'
Ông Richard Hunter, trưởng bộ phận thị trường tại công ty tư vấn đầu tư Interactive Investor lưu ý rằng các cảnh báo về thuế quan của Mỹ có khả năng lại trở thành tâm điểm trong tuần này.