Tỷ lệ tai nạn lao động giảm mạnh ở một số địa phương

12:04' - 21/10/2022
BNEWS Sáng 21/10, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 và Kế hoạch triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023.

Tham dự Hội nghị có ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Phan Văn Anh Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); bà Chu Thị Hạnh, phó Cục trưởng Cục An toàn lao động; cùng đại diện các Bộ, ban, ngành.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đánh giá cao các kết quả công tác mà Cục An toàn lao động đã đạt được trong năm qua, đặc biệt là các hoạt động tham mưu, xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); hoạt động truyền thông và tổ chức hiệu quả Tháng hành động về ATVSLĐ. Thứ trưởng cũng chỉ đạo trong năm 2023 công tác ATVSLĐ cần có nhiều đổi mới hơn, thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh và tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. 

Theo Bà Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục an toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), việc tổ chức thực hiện Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã thực sự đi vào chiều sâu và hiệu quả. Một số địa phương không để xảy ra tại nạn lao động hoặc tai nạn lao động chết người trong quý II/2022 như Đắk Nông, Lai Châu, Bình Thuận, Phú Yên, Bắc Giang… Một số địa phương giảm mạnh tỷ lệ tai nạn lao động so với cùng kỳ như Đồng Tháp (giảm 71,4%), Lào Cai (giảm 33%), Phú Thọ (giảm 30%)… Tuy nhiên, một số địa phương vẫn còn xảy ra tai nạn lao động chết người như Bình Dương (20 người chết), Yên Bái (7 người chết), Bình Định (7 người chết).

Ngoài ra, nhận thức về công tác an toàn vệ sinh lao động của người lao động ở một số nơi như vùng sâu, vùng xa, biển đảo... chưa cao nên việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức, thụ động thụ động; các hoạt động hưởng ứng mới chỉ tập trung ở doanh nghiệp lớn chưa Thu hút được các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ tham gia.

Trước những hạn chế trên, Cục An toàn Lao động đề xuất một số giải pháp như bố trí kinh phí nhằm đẩy mạnh triển khai công tác ATVSLĐ an toàn tại các quận, huyện, xã, phường và khu vực làng nghề, nông nghiệp, ngư nghiệp đặc biệt chú ý hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản trên biển. Tăng cường công tác phối hợp triển khai tháng hành động về ATVSLĐ giữa các bộ ngành, các cấp, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp. Ngoài ra, cơ quan báo chí truyền thông đổi mới tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động tới doanh nghiệp và người lao động.

 

Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi, góp ý về kế hoạch tổ chức, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cho biết, trên cơ sở báo cáo của các địa phương, nên có phần phụ lục thể hiện những kế quả đã đạt được trong Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2022.

Về báo cáo tại cuộc họp tổng kết, năm nay, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 diễn ra từ ngày 01-31/5/2022, được phát động vào ngày 28/4/2022 với chủ đề "Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch bệnh COVID-19" đã được các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệ và người lao động hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực. 

Các bộ ngành đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ trong bối cảnh thích ứng an toan, linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 như tự kiểm tra, rà soát, phát hiện và khắc phục  những nguy cơ mất an toàn; xây dựng kế hoạch phòng ngừa ngay tại các doanh nghiệp, công trình, phân xưởng, tổ đội sản xuất; tăng cường các hoạt động truyền thông, hỗ trợ doanh nghiệp...

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trung ương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tham mưu, đề xuất xây dựng chủ đề, kế hoạch, tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022; làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp về kế hoạch tổ chức Tháng hành động.

Quảng cảnh buổi họp. Ảnh: Thùy Linh/BNEWS/TTXVN

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức thanh tra, kiểm tra trọng điểm về công tác thi hành pháp luật an toàn, vệ sinh lao động với 52 đơn vị, doanh nghiệp; tổ chức 27 lớp tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về ATVSLĐ, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên phạm vị toàn quốc và 2 Hội nghị Tổng kết thi hành Luật An toàn, Vệ sinh lao động tại 2 miền Bắc Nam. Bộ cũng thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức như xây dựng tranh áp phích, thông điệp, cảnh báo, phim hướng dẫn kỹ năng làm việc đảm bảo ATVSLĐ, tuyên truyền trên mạng xã hội và chuyển phát miễn phí tới doanh nghiệp và người lao động...

Trong Tháng hành động, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam cũng đã tích cực hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực như: Khám, tư vấn sức khỏe, bệnh nghề nghiệp miễn phí cho công nhân tại một số cơ sở lao động; Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ mít tinh toàn quân hưởng ứng Tháng hành động tại Bộ Tư lệnh Đặc công ngày 29/4/2022 với sự tham gia của nhiều đồng chia lãnh đạo và hơn 200 cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên quốc phòng của các đơn vị đóng quân trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tuyên truyền về ATVSLĐ trên hệ thống loa nội bộ tại các đơn vị tập trung; đăng 793 phóng sự, tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về ATVSLĐ; kiểm tra hiện trạng công nghệ, kỹ thuật an toàn; điều kiện lao động đặc biệt ở các đơn vị có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại, sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; Bộ Xây dựng đã tổ chưc thanh, kiểm tra về ATVSLĐ trong thi công xây dựng đối với 20 công trình xây dựng tại 10 địa phương; tổ chưc phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ với gần 34.000 người tham gia; phát hành hàng nghìn tời rơi, áp phích đến tận gia đình hội viện nông dân; hơn 6.000 cuộc tuyên truyền tập huấn về ATVSLĐ...

Bên cạnh sự hưởng ứng nhiệt liệt của các cơ quan trung ương, các địa phương cũng đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực như: Trong quý II/2022, gần 600.000 người lao động được huấn luyện ATVSLĐ, trong đó huấn luyện cho đối tượng người lao động trong khu vực không có hợp đồng lao động gần 19.000 người; các cơ quan báo, đài phát thanh và truyền hình ở trung ương và địa phương đã liên tục phát hơn 9.000 tin bài, tọa đàm, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tuyên truyền trên các đài quận, huyện, xã, phường; hơn 4.600 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra, tăng gấp đôi số doanh nghiệp được thanh tra so với cùng kỳ 2021. Ngoài ra, có gần 16.500 cuộc tự kiểm tra; tổ chức gần 450 cuộc thi ATVSLĐ, thi an toàn vệ sinh giỏi, thu hút gần 45.000 người lao động và quần chúng nhân dân tham gia.../.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục