Tỷ lệ thất nghiệp và GDP của Mỹ bị ảnh hưởng mạnh do COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins ngày 6/4 cho biết, tổng số ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 ở Mỹ đã vượt ngưỡng 10.000 người.
Số ca tử vong ở Mỹ đang tiếp tục tăng cao. Chỉ trong 1 tuần qua, số ca tử vong ở nước này đã tăng bình quân từ 500 ca lên hơn 1.000 ca/ngày.Hiện nay, Mỹ có số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia ghi nhận nhiều bệnh nhân tử vong nhất, cùng với Tây Ban Nha và Italy.
Tình trạng này dự kiến sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Nhà Trắng hôm 31/3 đã dự báo, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Mỹ có thể lên tới khoảng từ 100.000 đến 240.000 người.
Trong khi đó, một nhân viên điều tra Mỹ xác nhận, 1 trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi đã tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Giáo xứ East Baton Rouge, bang Louisiana. Trước đó, một số bang của Mỹ cũng đã xác nhận các ca tử vong là trẻ sơ sinh khác do virus SARS-CoV-2, trong đó có bang Connecticut ghi nhận trường hợp tử vong của 1 trẻ 6 tuần tuổi và bang Illinois cũng có một ca tử vong là trẻ sơ sinh vào cuối tháng 3.
Bang Louisiana hiện cũng phải đối mặt với số ca nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 ngày càng tăng. Bộ Y tế tiểu bang này ngày 5/4 đã xác nhận 13.010 ca mắc COVID-19, trong đó có 477 trường hợp tử vong.
Tại bang New York, Thống đốc Andrew Cuomo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa “ổ dịch COVID-19” ở Mỹ tới gần hết tháng 4.Phát biểu trước báo giới trong một cuộc họp báo trực , ông Cuomo cho biết, số người tử vong ở New York trong 24h qua là 599 người, chỉ tăng 5 ca so với ngày trước đó, và đây là ngày thứ hai số ca tử vong ở tiểu bang này không tăng.
Tuy nhiên, Thống đốc Cuomo cũng cảnh báo, tiểu bang vẫn đang ở trong tình trạng khẩn cấp, và chưa thể dự báo chính xác về thời gian của đỉnh dịch, đồng thời kêu gọi người dân New York tuân thủ quy định giãn cách xã hội dù thời tiết ấm lên khiến nhiều người muốn được ra đường. Chính trị gia này nhấn mạnh: “Bây giờ không phải là lúc lơ là”.
Tổng số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở tiểu bang New York tính đến ngày 6/4 là 4.758 người, tổng số bệnh nhân là 130.689 người, trong đó riêng thành phố New York đã có 72.181 trường hợp mắc COVID-19 với 2.475 ca tử vong.
Cũng theo Thống đốc Cuomo, mặc dù số người nhập viện vẫn tăng, song tỷ lệ gia tăng bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện trong 3 ngày qua đã có dấu hiệu giảm xuống. Một tín hiệu tích cực nữa là New York hiện nay đã dự trữ đủ máy thở và trước mắt chưa cần bổ sung thêm.
Cùng ngày, Ủy viên Mark Levine thuộc Hội đồng Thành phố New York cho biết, chính quyền địa phương đang cân nhắc có thể phải tạm chôn cất các bệnh nhân tử vong tại một trong những công viên của thành phố nếu các nhà xác quá tải.
Trong diễn biến liên quan, các bang California và Washington đã lên kế hoạch chuyển hoặc gửi trả hàng trăm máy thở tới Kho Dự trữ chiến lược quốc gia (SNS) để góp phần hỗ trợ các khu vực khác trên cả nước chịu tác động hệ lụy nặng nề của dịch COVID-19.Việc cung cấp máy thở và trang bị bảo hộ cá nhân đã trở thành mối quan ngại của nhiều bang tại Mỹ trong những tuần gần đây, với việc các Thống đốc cho biết họ buộc hải cảnh tranh với nhau trong thị trường mở về vật tư y tế. Tổng thống Trump đã cam kết sẽ sản xuất thêm 100.000 máy thở tại Mỹ.
Trong khi đó, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết bang của ông sẽ cần tới 37.000 máy thở trong thời điểm "đỉnh dịch".
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thống đốc tiểu bang Wisconsin Tony Evers ngày 6/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp quyết định hoãn tiến hành cuộc bầu cử sơ bộ, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 7/4. Động thái này có thể khiến Wisconsin lùi lịch bầu cử sơ bộ tới ngày 9/6, đồng thời buộc cơ quan lập pháp tiểu bang phải triệu tập một phiên họp đặc biệt vào hôm 7/4 để thống nhất về ngày bầu cử mới.Không chỉ tác động tới bầu cử, dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế nước Mỹ. Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ có thể đã ở mức 12 hoặc 13%, cao hơn mức cao nhất trong cuộc Đại suy thoái.
Trong một cuộc phỏng vấn của hãng CNBC, bà Yellen cho rằng nếu có một thống kê thất nghiệp kịp thời, tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ lên tới 12 hoặc 13% vào thời điểm này và tiếp tục tăng lên cao hơn. Cũng theo chuyên gia kinh tế này, mức độ của sự sụp đổ kinh tế đã làm mất "ít nhất 30%" tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý thứ hai, nhưng con số thực tế có thể còn tồi tệ hơn.
Báo cáo việc làm hàng tháng từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,5% trong tháng 2 lên 4,4% trong tháng 3, nhưng báo cáo dựa trên dữ liệu từ đầu tháng, trước khi nhiều chính phủ tiểu bang đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và ra lệnh cho mọi người "trú ẩn" tại chỗ. Điều này đã dẫn đến lần lượt những tuyên bố thất nghiệp với gần 10 triệu yêu cầu mới xuất hiện tại Mỹ chỉ sau hai tuần.
Trong lời nhận xét của mình, bà Yellen cũng đặt ra nghi ngờ về việc liệu sự phục hồi kinh tế có nhanh như nhiều người hy vọng hay không, với sự sụt giảm nhanh chóng như hiện tại. Chuyên gia này cho rằng sự phục hồi là có thể, song cho rằng kết quả sẽ tồi tệ hơn và nó thực sự phụ thuộc vào mức độ thiệt hại trong thời gian nền kinh tế ngừng hoạt động.
Các nhà phân tích y tế công cộng dự đoán rằng số ca mắc bệnh COVID-19 tại Mỹ sẽ đạt đỉnh ngay trong tuần này, dù dự đoán này cũng gặp những quan điểm trái chiều khác nhau. Dịch COVID-19 tại thành phố New York được nhận định là đang đến đỉnh, trong khi một số thành phố lớn như Detroit và New Orleans lại cho thấy dấu hiệu bùng phát gia tăng.
Trong khi đó, Ngân hàng Credit Suisse đưa ra dự báo về mức giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kỷ lục của Mỹ trong Quý II/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo dự báo của Credit Suisse, GDP của Mỹ trong Quý II sẽ giảm 33,5%, đây là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1945 và cho thấy tác động rõ ràng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ. Trước đó, mức giảm GDP hàng quý tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là 8,4% và 10% trong quý đầu tiên của cuộc khủng hoảng Eisenhower năm 1958.
Dự báo cũng cho biết, GDP của Mỹ trong cả năm 2020 sẽ giảm 5,3%, cao hơn mức sụt giảm 2,8% trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tuy nhiên, theo Credit Suisse, nền kinh Mỹ sẽ phục hồi theo biểu đồ tăng trưởng nhẹ hình chữ “V” vào Quý III/2020 khi hết dịch với tốc độ tăng trưởng GDP vọt lên mức 19% trong Quý III và 11% trong Quý IV./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản Mỹ chịu tác động từ dịch COVID-19
07:48' - 06/04/2020
Giá nông sản Mỹ trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) chuyển động trái chiều trong phiên giao dịch kết thúc tuần 3/4, với giá ngô và đậu tương giảm trong khi giá lúa mỳ tăng cao
-
Ngân hàng
Cứu trợ doanh nghiệp nhỏ: Nhiệm vụ "khổng lồ" cho ngân hàng Mỹ
15:57' - 05/04/2020
Đến nay, những thông tin về quá trình triển khai chương trình khá trái chiều, khi các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đang tiến hành các chương trình của họ ở các mức không đồng đều.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: "Báo động đỏ" trong cuộc chiến phòng dịch ở biên giới Canada-Mỹ
09:32' - 05/04/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau từng tuyên bố sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn tại biên giới giữa Canada và Mỹ, phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.