Ukraine lên kế hoạch kiện 3 nước về các lệnh cấm nhập khẩu nông sản
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện thương mại Ukraine Taras Kachka đã xác nhận thông tin này với truyền thông. Động thái này diễn ra sau khi Ba Lan, Hungary và Slovakia ngày 15/9 đã công bố các biện pháp hạn chế riêng đối với nhập khẩu ngũ cốc Ukraine.
Cả Vácsava, Budapest và Bratislava đều khẳng định đang hành động vì lợi ích của nền kinh tế và động thái của họ là để bảo vệ người nông dân trước tình trạng dư thừa sản phẩm.
Trả lời phỏng vấn báo Politico, Đại diện thương mại Ukraine, Taras Kachka nhấn mạnh điều quan trọng là phải chứng minh được hành động của ba quốc gia trên là bất hợp pháp và đó là lý do vào ngày 19/9, Ukraine sẽ khởi động các quy trình pháp lý.
Đại diện thương mại Ukraine cũng cảnh báo Kiev có thể cũng sẽ áp đặt các biện pháp đáp trả với Ba Lan nếu Vácsava không từ bỏ các biện pháp bổ sung. Theo ông Kachka, Ukraine sẽ buộc phải trả đũa đối với các sản phẩm bổ sung và có thể cấm nhập khẩu rau quả từ Ba Lan.
Theo ông Kachka, Kiev đã sẵn sàng chịu trách nhiệm để đảm bảo việc xuất khẩu từ Ukraine sẽ không tạo áp lực đối với các quốc gia láng giềng. Ông cũng cho biết Kiev sẽ thiết lập hệ thống cấp phép xuất khẩu ngũ cốc theo "thời gian thực". Trước đó, Ukraine cũng tuyên bố có thể nhờ đến trọng tài quốc tế để phân xử về các biệp pháp hạn chế.
Cùng ngày, Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu tuyên bố Bucharest sẽ xem xét gia hạn lệnh cấm bán ngũ cốc Ukraine nếu yêu cầu nhập khẩu tăng lên. Theo ông Ciolacu, Romania chưa nhận được các yêu cầu nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine kể từ khi EC quyết định không gia hạn lệnh cấm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha Luis Planas Puchades đã lên tiếng cảnh báo rằng lệnh cấm đơn phương của một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối với ngũ cốc Ukraine "dường như bất hợp pháp", song điều này sẽ phụ thuộc vào phán quyết của EC.
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi chiến dịch quân sự của Nga vào năm 2022 đã làm suy giảm khả năng giao hàng nông sản của Kiev tới thị trường toàn cầu thông qua các cảng ở Biển Đen.
Kể từ khi xung đột nổ ra đến nay, nông dân Ukraine phải trông cậy vào các quốc gia láng giềng để xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, ngũ cốc và hạt có dầu tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân dẫn đến việc chính phủ các nước này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Các biện pháp hạn chế do EU áp đặt hồi tháng 5 đã cho phép Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine vào các thị trường này, song vẫn cho phép các mặt hàng này được quá cảnh để xuất khẩu đi nơi khác.
EU đã chấm dứt lệnh cấm vào ngày 15/9 sau khi Ukraine tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp siết chặt kiểm soát xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng.
Đến ngày 17/9, EC đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp việc EC chấm dứt lệnh cấm./.
- Từ khóa :
- ukraine
- ba lan
- hungary
- nông sản
- xuất khẩu nông sản
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
EU kêu gọi thiện chí từ 3 nước láng giềng Ukraine trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc
08:40' - 18/09/2023
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 17/9 đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine tuyên bố có tiềm năng trở thành trung tâm khí đốt châu Âu
08:35' - 16/09/2023
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko tuyên bố nước này có tiềm năng trở thành một trung tâm khí đốt khu vực ở châu Âu.
-
Thị trường
Nhập khẩu ngũ cốc Ukraine lại nóng lên tại EU
08:37' - 13/09/2023
Ukraine đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào các tuyến đường thay thế của EU, được gọi là Solidarity Lanes (các Làn Đoàn kết), để xuất khẩu ngũ cốc sau khi Nga rút khỏi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.