UNCTAD công bố báo cáo về các quốc gia nghèo trên thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) về thương mại và phát triển (UNCTAD) ngày 29/10 (giờ địa phương) nhận định các quốc gia nghèo đang ngày càng phải chống chọi để vượt qua tình hình kinh tế toàn cầu trì trệ, đồng thời kêu gọi xem xét lại các chiến lược phát triển.
Báo cáo mới được UNCTAD công bố nhấn mạnh vào tình trạng tăng trưởng chậm, gánh nặng nợ tăng cao, đầu tư và thương mại yếu, đã kìm hãm các nước đang phát triển và nới rộng khoảng cách kinh tế với các quốc gia giàu có hơn. Báo cáo, có nhan đề “Đánh giá lại quá trình phát triển trong giai đoạn khó khăn”, kêu gọi các chính sách mới và hỗ trợ đa phương để giúp các nước đang phát triển vượt qua những thách thức của họ.
Trong báo cáo, Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho biết: “Các nước đang phát triển phải chịu tác động lớn sau đại dịch COVID-19 và những cuộc khủng hoảng xảy ra sau đó. Mặc dù một số nền kinh tế đang phát triển có triển vọng tăng trưởng, nhưng bức tranh chung ở Nam bán cầu vẫn là tăng trưởng yếu, ngày càng chịu nhiều cú sốc trên toàn cầu và nguy cơ phân mảnh thương mại".
UNCTAD cũng đề cập tới sự xuất hiện của một "mức bình thường thấp" mới trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu, với GDP toàn cầu dự kiến chỉ tăng 2,7% trong năm nay và năm 2025, giảm so với mức trung bình hàng năm là 3,0% trong giai đoạn 2011-2019. UNCTAD cho biết điều này "hoàn toàn trái ngược" với mức tăng trưởng trung bình 4,4% trong giai đoạn 2004-2007, thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo báo cáo, đối với các nước đang phát triển, sự suy thoái còn nghiêm trọng hơn. Sau khi tăng trưởng trung bình 6,6% hàng năm từ năm 2003 đến năm 2013, mức tăng trưởng trung bình của các nước đang phát triển đã giảm xuống chỉ còn 4,1% trong thập kỷ qua. Và nếu không tính Trung Quốc, mức tăng trưởng trung bình ở Nam Bán cầu chỉ đạt 2,8% kể từ năm 2014. Đồng thời, gánh nặng nợ của các nước đang phát triển tăng vọt 70% từ năm 2010 đến năm 2023. UNCTAD cảnh báo rằng điều này đang làm gia tăng "nguy cơ quay trở lại chính sách thắt lưng buộc bụng", điều mà báo cáo nhấn mạnh có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới phát triển toàn diện. Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan cho biết thêm: “Theo nhiều cách, thế giới đang chứng kiến sự suy thoái hơn nữa của mức tăng trưởng 'bình thường mới' sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hơn 15 năm trước”.
Báo cáo của UNCTAD cũng cảnh báo rằng lạm phát hậu đại dịch COVID-19 do gián đoạn chuỗi cung ứng và sức mạnh thị trường tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp và năng lượng, đã làm xói mòn đáng kể sức mua, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Ba nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2024 với nghiên cứu về chênh lệch giàu nghèo
20:16' - 14/10/2024
Chiều 14/10 (theo giờ Hà Nội), 3 nhà khoa học người Mỹ đã được công bố là chủ nhân Giải Nobel Kinh tế 2024 nhờ giúp thế giới hiểu thêm nguyên nhân chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia.
-
Tài chính
Vị trí "quán quân" về chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới lại thay đổi
08:44' - 09/05/2024
Oxfarm cho biết 14 tỷ phú siêu giàu tại Mexico sở hữu tới 8,18 peso trên mỗi 100 peso tổng tài sản của nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed và ECB có thể sớm hạ lãi suất
21:58' - 04/04/2025
Thuế đối ứng của Mỹ buộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải bắt đầu hạ lãi suất từ cuối năm nay, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất ngay trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ gợi ý Trung Quốc bán Tiktok để được giảm thuế
19:19' - 04/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/4 gợi ý rằng Tiktok có thể trở thành một phần của thỏa thuận rộng hơn với Trung Quốc bằng cách trao đổi giữa thỏa thuận mua Tiktok với việc giảm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15' - 04/04/2025
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40' - 04/04/2025
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35' - 04/04/2025
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16' - 04/04/2025
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02' - 04/04/2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19' - 04/04/2025
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.