Ứng cử viên Thống đốc BoJ Kazuo Ueda cam kết duy trì chính sách tiền tệ lỏng
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sáng 24/2, Giáo sư Kazuo Ueda, người được Chính phủ Nhật Bản đề cử làm Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thay cho ông Haruhiko Kuroda, đã có phiên điều trần trước một ủy ban của Hạ viện Nhật Bản.
Phiên điều trần này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) thông báo trong tháng 1/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản liên tục ở trên mức cao nhất trong 40 năm và là tháng thứ 17 liên tiếp, chỉ số này tăng.
Phát biểu tại cuộc điều trần, ông Ueda khẳng định “việc duy trì chính sách tiền tệ lỏng là thích hợp” nhằm đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2% cho dù chính sách này đang mang lại “nhiều tác dụng phụ”. Ông nói: “Tôi tin rằng việc BoJ tiếp tục nới lỏng tiền tệ là thích hợp, trong khi tiếp tục đưa ra các biện pháp ứng phó với tình hình hiện tại”.
Bên cạnh đó, ông Ueda cũng tuyên bố: “Tôi muốn biến 5 năm tới thành khoảng thời gian để BoJ hoàn thành sứ mệnh đạt được sự ổn định về giá cả, vốn là vấn đề lâu dài đối với cả ngân hàng trung ương này và bản thân tôi trong hơn 25 năm kể từ khi Luật Ngân hàng trung ương Nhật Bản mới có hiệu lực”.
Theo ông Ueda, mặc dù Nhật Bản đang phục hồi sau đại dịch nhưng vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn xung quanh nền kinh tế và thị trường tài chính. Tốc độ tăng chỉ số CPI vẫn ở quanh mức 4%, cao hơn so với mục tiêu 2% của BoJ, chủ yếu do chi phí đẩy chứ không phải do nhu cầu mạnh.
Vì vậy, ông Ueda cho rằng “sẽ cần thêm thời gian để đạt được mục tiêu 2% một cách bền vững và ổn định. Trước tình hình kinh tế và giá cả hiện tại cũng như triển vọng trong tương lai, chúng tôi tin rằng chính sách tiền tệ hiện tại của BoJ là phù hợp”.
Ông Ueda, 71 tuổi, đã từng giữ chức Ủy viên Hội đồng Chính sách BoJ từ năm 1998 đến năm 2005 - thời điểm Nhật Bản đang phải vật lộn với giảm phát. Trong thời gian đó, BoJ đã đưa ra nhiều chính sách táo bạo như đưa lãi suất về 0% vào năm 1999 và nới lỏng định lượng vào năm 2001. Bên cạnh đó, ông cũng từng giảng dạy tại Khoa Kinh tế của Đại học Tokyo với chức danh giáo sư. Nếu được bổ nhiệm, ông sẽ là thống đốc BoJ đầu tiên xuất thân từ giới học thuật trong thời hậu chiến ở Nhật Bản.
Thống đốc tiếp theo của BoJ sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn là vạch ra lộ trình mới cho ngân hàng trung ương này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đều tăng lãi suất để chống lạm phát.
Ngoài ông Ueda, trong danh sách đề cử lãnh đạo BoJ gửi Quốc hội hôm 14/2, Chính phủ Nhật Bản cũng đề cử nguyên Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) Ryozo Himino và Giám đốc Điều hành BoJ Shinichi Uchida làm cấp phó của ông Ueda. Họ sẽ được Chính phủ chính thức bổ nhiệm sau khi được cả hai viện của Quốc hội phê chuẩn. Nếu được phê chuẩn, họ sẽ có nhiệm kỳ 5 năm./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Citigroup lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023
08:36' - 23/02/2023
Các nhà kinh tế của tập đoàn dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ) đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu và hạ thấp khả năng "hạ cánh cứng" của nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29'
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.