Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nguồn giống thủy sản
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không còn xa lạ với nhiều địa phương, đặc biệt là tỉnh Ninh Thuận, với thế mạnh con giống thủy sản được nhiều nơi biết đến.
Nhu cầu thị trường hiện nay luôn đòi hỏi sản phẩm chất lượng, có ưu thế cạnh tranh và tỷ lệ hao hụt thấp nhất, tỉnh Ninh Thuận đã nhanh chóng tạo điều kiện cho ngành giống thủy sản được ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.
*Nâng cao giá trị tăng trưởngSản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thực tế chứng minh mang lại hiệu quả cao cả về chất lượng và giá trị. Chính vì vậy, UBND tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2021 đến 2025 từ 3-4%/năm; trong đó, ưu tiên mức tăng trưởng nông nghiệp công nghệ cao từ 30-40%/năm.Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Ninh Thuận có nhiều kế hoạch để hình thành các vùng, các dự án có quy mô và sản xuất các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trở thành mũi nhọn kinh tế của địa phương.Ninh Thuận có từ 3-5 vùng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 1.000 ha, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 700 triệu đồng/ha.Ninh Thuận phấn đấu đến 2025 có khoảng 30 dự án nông nghiệp công nghệ cao hoạt động hiệu quả, trong đó mỗi huyện có từ 4-6 dự án, ưu tiên lựa chọn phát triển sản phẩm đặc thù có tiềm năng xuất khẩu. Một trong những sản phẩm điển hình là sản xuất giống thủy sản.
Từ lâu, Ninh Thuận được cả nước biết đến là trung tâm cung ứng giống thủy sản cho 62 tỉnh, thành phố có nhu cầu nuôi thủy sản các loại, thậm chí Ninh Thuận còn có “tham vọng” xuất khẩu giống thủy sản chất lượng cao cho khách hàng quốc tế.Theo ông Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2025, Ninh Thuận kỳ vọng sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt trên 50 tỷ con; chủ động khoảng 30% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 40% tôm sú bố mẹ, có hơn 10% số cơ sở sản xuất có quy mô sản xuất tối thiểu 0,5 tỷ con giống/năm, 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và được giám sát an toàn dịch bệnh.Địa phương sẽ tập trung ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, khác biệt, có lợi thế của tỉnh, nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao, phát huy đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đón đầu cơ hội ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống thủy sản, nhiều doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản tại Ninh Thuận đã nhanh chóng đầu tư công nghệ, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách và pháp lý để việc ứng dụng công nghệ cao thực hiện hiệu quả.Ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận cho biết, Công ty cổ phẩn Đầu tư S6 đi tiên phong ứng dụng công nghệ vào sản xuất tôm giống với quy trình khép kín bằng việc nuôi cấy tảo thuần chủng trong hệ thống tuần hoàn, ươm nuôi ấu trùng bằng công nghệ vi sinh, ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh tôm, nên sản phẩm luôn được khách hàng trong và ngoài tỉnh tin tưởng, đánh giá cao về chất lượng.Xu thế phát triển về khoa học công nghệ, nhất là công nghệ 4.0 đã thúc đẩy nghề sản xuất giống thủy sản nói chung, tôm giống nói riêng lên tầng cao mới.Thông tin từ Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận, hiện có nhiều cơ sở sản xuất tôm giống đã ứng dụng công nghệ xử lý nước đầu vào bằng hệ thống siêu lọc, tích hợp tia UV, Ozone, một số công ty cung cấp sản phẩm chuyên sâu giúp cải thiện chất lượng và hiệu quả của nghề sản xuất tôm giống như gia hóa tại chỗ, thức ăn tươi sống sạch bệnh cho tôm bố mẹ và thức ăn tươi sống chất lượng cao cho ương nuôi ấu trùng.
Cùng với đó, tập trung cải tiến quy trình sản xuất và quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn BMP, VietGAP, Global GAP để doanh nghiệp nhận được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng tôm giống theo tiêu chuẩn mới là chiến lược “sống còn” của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, ông Lê Văn Quê cho biết thêm.*Phát triển nông nghiệp công nghệ caoỨng dụng công nghệ cao vào sản xuất giống thủy sản là việc mà bất kì doanh nghiệp nào trong ngành giống thủy sản Ninh Thuận cũng mong muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ “lực” đầu tư và thực hiện. Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ lẻ chưa có điều kiện để đầu tư trang thiết bị, công nghệ, do thiếu vốn.
Cụ thể, trong số 130 cơ sở, tập đoàn, công ty sản xuất tôm giống tại Khu sản xuất giống thủy sản tập trung An Hải (Ninh Phước) chỉ có có 47 công ty lớn đủ khả năng đầu tư công nghệ hiện đại, số còn lại đang gặp khó khăn về tài chính, ông Lê Văn Quê, Chủ tịch Hiệp hội Giống thủy sản Ninh Thuận chia sẻ.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận cũng có kế hoạch hỗ trợ hình thành từ 2-3 doanh nghiệp nông nghiệp và công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc doanh nghiệp có quy mô hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp làm hạt nhân cho các kế hoạch này.Tỉnh Ninh Thuận tập trung huy động các nguồn lực triển khai thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đó là tăng cường tuyên truyền về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.Đồng thời, tỉnh Ninh Thuận cũng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật các vùng sản xuất, khu nông nghiệp công nghệ cao tăng cường nghiên cứu, lựa chọn giống và các quy trình, công nghệ sản xuất.
Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 chỉ ra, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tiếp tục tác động trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức.Đó là, thị trường tiêu thụ và hành hóa nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu, sản xuất nông nghiệp giai đoạn tới có xu hướng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và nông nghiệp hữu cơ mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, kế thừa những kết quả đạt được và các bài học kinh nghiệm để tránh trong giai đoạn tiếp theo. Tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030, đạt sản lượng từ 50-65 tỷ con giống chất lượng cao.Để có thể làm được điều này, UBND tỉnh Ninh Thuận có chính sách thu hút nguồn nhân lực nông nghiệp, bố trí kinh phí thỏa đáng từ nguồn ngân sách của tỉnh cho công tác đào tạo nhân lực ở các lĩnh vực then chốt như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý. Bên cạnh đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, chính quyền địa phương luôn tăng cường đối thoại doanh nghiệp, hỗ trợ, đồng hành giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắt trong quá trình thực hiện.Đồng thực hiện chính sách này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng lòng phối hợp để thúc đẩy nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thực thi hiệu quả nhất, mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất cho tỉnh Ninh Thuận. /.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với xâm nhập mặn: Điều chỉnh nuôi trồng thủy sản như thế nào cho phù hợp?
17:15' - 01/03/2022
Tổng cục Thuỷ sản vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với xâm nhập mặn trong nuôi trồng thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều địa phương nuôi trồng thủy sản chưa có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
13:56' - 11/02/2022
Từ đầu năm 2022 đến nay, có 22/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
-
Kinh tế & Xã hội
Nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ngãi gặp khó sau dịch
16:00' - 15/12/2021
Thị trường tiêu thụ thủy sản của Quảng Ngãi bị thu hẹp đến mức chưa từng có do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả cũng vì thế giảm sâu.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Gánh nặng năng lượng từ công nghệ AI ngày càng tăng
14:42'
Một phân tích mới đây đã tiết lộ rằng các hệ thống Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chiếm gần một nửa mức tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu vào cuối năm nay.
-
Công nghệ
Telegram sẽ bị chặn tại Việt Nam vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật
14:14'
Cục Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn Telegram, báo cáo phương án và kết quả thực hiện về Cục trước ngày 02/6/2025.
-
Công nghệ
Anthropic “trình làng” các mô hình Claude AI cải tiến
10:47'
Ngày 22/5, công ty công nghệ Anthropic đã công bố các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Claude thế hệ mới và tuyên bố sẽ thiết lập các tiêu chuẩn mới cho khả năng suy luận, mã hóa và tác nhân kỹ thuật số.
-
Công nghệ
Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số
08:31'
Ngày 22/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam phối hợp tổ chức lễ trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025.
-
Công nghệ
“Phù thủy thiết kế” của Apple gia nhập OpenAI
18:18' - 22/05/2025
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về thiết bị mới nhưng Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman hào hứng cho biết nguyên mẫu mà ông Jony Ive đang ấp ủ “chính là công nghệ tuyệt vời nhất.
-
Công nghệ
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI
18:15' - 22/05/2025
Thông báo trên đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai gã khổng lồ công nghệ, với mục tiêu giành quyền thống trị trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
-
Công nghệ
Phổ cập tri thức về chuyển đổi số cho mọi tầng lớp nhân dân
13:30' - 22/05/2025
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã giới thiệu khung kiến thức, kỹ năng số, nền tảng bình dân học vụ số đến 4 nhóm đối tượng, trong đó có người dân, học sinh, sinh viên.
-
Công nghệ
Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên
07:30' - 22/05/2025
Tỉnh Lào Cai xác định rõ muốn khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của địa phương phải lấy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đòn bẩy chiến lược
-
Công nghệ
Thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số” giúp hình thành công dân số
14:45' - 21/05/2025
Các Tổ chuyển đổi số cộng đồng là lực lượng xung kích, trực tiếp đồng hành người dân trong hành trình tiếp cận công nghệ số.