Ứng phó với bão giá “xăng dầu” tại các công trình giao thông trọng điểm
Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, tháng 3 đang là cao điểm mùa khô. Những ngày qua, tại dự án cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết địa phận Bình Thuận (thuộc tuyến cao tốc Bắc- Nam phía), nhiều nhà thầu phải tổ chức thi công 3 ca để bù vào vào thời gian chậm tiến độ trước đây do phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh và thiếu vật liệu đắp nền đường. Các nhà thầu tăng cường thêm nhiều thiết bị cơ giới. Ông Nguyễn Công Hợp, Phó Trưởng phòng Quản lý dự án 2 (Ban Quản lý dự án Thăng Long) đang có mặt tại công trường dự án cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết thừa nhận xăng dầu tăng giá đang ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công. Tuy nhiên, trên toàn tuyến hiện có 23 mũi thi công cả ngày lẫn đêm với trên 300 thiết bị cơ giới. Do xăng dầu tăng giá liên tục, nhiều thiết bị cơ giới vận hành cầm chừng, không hết công suất. Đại diện một nhà thầu đang thi công cao tốc Bắc - Nam, đoạn Dầu Giây - Phan Thiết cho biết, xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất, chiếm phần lớn chi phí ca máy. So với giá thời điểm bỏ thầu, hiện nay giá xăng, dầu đã tăng gấp đôi, kéo theo chi phí nhà thầu phải bỏ ra tăng từ 5 -10 tỷ đồng so với dự toán ban đầu. Không chỉ lo giá xăng, dầu tăng, hiện nay, các nhà thầu còn lo ngại giá biến động rất nhanh nên các cây xăng chỉ bán nhỏ giọt mỗi lần khoảng 1.000 - 2.000 lít, trong khi nhu cầu thi công thực tế lên tới khoảng 7.000 lít/ngày. Ngoài ra, đại diện nhà thầu trên còn cho biết, thời điểm gói thầu mà đơn vị này tham gia đấu thầu (tháng 10/2020), giá thép tròn do Sở Xây dựng Bình Thuận công bố là 12.000 đồng/kg (chưa bao gồm thuế VAT). Chỉ 1 tháng sau, giá thép xây dựng đã tăng đột biến, đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại. Mức giá thép mà nhà thầu này đang phải mua là 18.000 đồng/kg (chưa bao gồm thuế VAT). “Nếu tính cả các chi phí phải bù đắp cho việc tăng giá cho các loại vật liệu khác, chúng tôi đang phải bù lỗ 190 tỷ đồng, tương ứng khoảng 18% giá trị hợp đồng” - đại diện nhà thầu trên nói và cho hay. Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) hiện là nhà thầu thi công nhiều gói thầu tại 5 đoạn tuyến cao tốc Bắc- Nam. Từ năm 2021 đến nay, giá nguyên vật liệu rơi vào tình trạng tăng dựng đứng khiến nhà thầu này trong cảnh “đứng ngồi không yên”. Theo Vinaconex, đơn giá thi công gói thầu tại dự án cao tốc đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây đã tăng từ 20 - 30%. Gói thầu tại hai dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu đơn vị tham gia sau, chỉ số giá được áp dụng tốt hơn, đơn giá thi công cũng đội lên hơn 10%. Chia sẻ với phóng viên, đại diện liên danh gói thầu XL 04 dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết cho hay, nhà thầu đang tập trung máy móc thiết bị để thi công phần nền đảm bảo hoàn thành công tác này trước 31/5/2022 theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải. Về tình hình giá xăng dầu tăng cao, đại diện liên danh gói thầu này thừa nhận đang gặp vô vàn khó khăn, mặc dù giá cao nhưng việc cung cấp dầu cho công trình cũng chưa đáp ứng được. Vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để đảm bảo nguồn cung và hỗ trợ tài chính cho nhà thầu do giá cả nguyên nhiên liệu tăng cao. Một nhà thầu khác cũng đang thi công nhiều gói thầu tại cao tốc Bắc – Nam là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành kiến nghị, các cấp chức năng cần nghiên cứu với những vật liệu bình thường, ít biến động cho phép nhà thầu điều chỉnh theo chỉ số giá địa phương công bố. Đối với vật liệu tăng đột biến (xăng dầu, sắt thép, nhựa đường…) thì phân tách cho bù giá trực tiếp để doanh nghiệp không rơi vào cảnh thua lỗ. Tại Đồng Nai, dự án trọng điểm quốc gia Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang thi công hạng mục san lấp mặt bằng. Trước tình hình giá xăng dầu liên tục tăng cao, nhiều nhà thầu lâm vào tình cảnh khó khăn. Đại diện của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (chủ đầu tư) cho hay sẽ có báo cáo với Bộ Giao thông Vận tải để xin tháo gỡ khó khăn. Trong khi đó, theo ông Lê Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), theo hình thức hợp đồng đang áp dụng đối với các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam hiện nay, chỉ số giá do các địa phương công bố làm cơ sở để cơ quan chức năng điều chỉnh giá các gói thầu. Việc địa phương công bố đúng, đủ giá và chỉ số giá sẽ quyết định vấn đề. “Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều tỉnh, thành chậm công bố giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng hoặc có công bố nhưng không theo kịp giá thị trường. Hiện, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đang tổng hợp, phối hợp tham mưu Bộ Giao thông Vận tải văn bản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phản ánh về tình hình biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu, tác động của biến động giá đối với giá thành các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trọng điểm và đề xuất các giải pháp tháo gỡ”, ông Lê Quyết Tiến cho hay. Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, hiện việc công bố giá một số loại vật liệu xây dựng và chỉ số giá xây dựng dù được giao cho địa phương, song không thể thiếu được bàn tay “nhạc trưởng” của Nhà nước. Do đó, ở các đợt biến động, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cần nghiên cứu đưa ra khung giá chung nhất. Các địa phương có trách nhiệm cập nhật thường xuyên khung giá này, kịp thời điều chỉnh, không để xảy ra việc điều chỉnh giá, chỉ số giá chậm trễ hoặc điều chỉnh không sát với thực tiễn (quá cao hoặc quá thấp). “Đề xuất cho phép áp dụng hình thức điều chỉnh giá từ chỉ số giá sang phương pháp bù giá trực tiếp của một số nhà thầu cũng cần được xem xét. Tuy nhiên, mức độ bù trừ phải được tính toán hợp lý. Cơ sở giá để phục vụ quy trình bù trừ trực tiếp đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công phải là giá do cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính thống kê mức tăng trong từng thời kỳ (tháng, quý), đưa ra mức bình quân chung nhất, không thể sử dụng báo giá do nhà thầu kê khai”, TS. Đinh Trọng Thịnh cho hay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng giao thông 2021-2025: Mời các doanh nghiệp lớn tham gia thảo luận làm cao tốc
14:37' - 14/03/2022
Việc mời các doanh nghiệp lớn tham gia thảo luận làm cao tốc là một bước đi thể hiện quyết tâm rất lớn của ngành giao thông để hiện thực hoá chỉ đạo của Chính phủ về đầu tư xây hạ tầng giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và UAE hợp tác đầu tư hạ tầng giao thông vận tải
18:13' - 23/02/2022
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã làm việc với ông Obaid Saeed Obaid Bintaresh Al Dhaheri, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh đẩy nhanh đầu tư hạ tầng giao thông
08:32' - 22/02/2022
Tỉnh Tây Ninh sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, cùng các địa phương lân cận đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến giao thông chiến lược, trung tâm logistics, cảng…
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai dành gần 18.000 ha đất phát triển hạ tầng giao thông
07:09' - 22/02/2022
Ngày 21/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, từ nay đến năm 2030, các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ dành gần 18.000 ha đất để xây dựng các dự án hạ tầng giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.