Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Gỡ vướng trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Tiếp tục chương trình phiên họp 27, sáng 13/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai ba chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.
* Đề xuất 5 nhóm giải pháp
Tờ trình về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong triển khai ba Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày nêu rõ: Để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn liên quan đến áp dụng quy định của một số luật chuyên ngành, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bổ sung một số giải pháp chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, có 5 nhóm giải pháp được đề xuất là: Về thẩm quyền quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; sử dụng ngân sách nhà nước hỗ trợ chủ trì liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã), nhóm hộ gia đình thực hiện phát triển sản xuất và việc quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ; giao danh mục dự án, công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp thực hiện theo cơ chế đặc thù trong giao kế hoạch đầu tư công trung hạn; Giao dự toán kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương hằng năm; Cơ chế ủy thác nguồn vốn ngân sách nhà nước qua hệ thống ngân hàng để hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Báo cáo đề xuất, giải quyết kiến nghị của Chính phủ về giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày, Đoàn Giám sát thống nhất cao về sự cần thiết đối với việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, ban hành một số giải pháp, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia vì mục tiêu đặt lợi ích của nhân dân lên cao nhất trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách nhà nước của các chương trình này còn tương đối thấp và thời gian thực hiện còn lại không nhiều, trong khi đời sống của người dân - đối tượng thụ hưởng còn nhiều khó khăn. Về thời gian thực hiện, Đoàn Giám sát thống nhất với đề xuất của Chính phủ là chỉ áp dụng quy định đến hết năm 2025 để phù hợp với thời gian thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Sau đó, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. *Đảm bảo chặt chẽ trong công tác giám sátNhất trí với các biện pháp, đề xuất của Đoàn Giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng cần có sự thay đổi trong cách quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, chú ý cân bằng giữa vốn sự nghiệp với vốn đầu tư; đồng thời cần thay đổi cách triển khai theo hướng giảm thiểu, làm gọn nhẹ các thủ tục để người dân dễ dàng tiếp cận.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng cho biết, các quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng, tài chính, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ các loại quỹ… đang được sửa đổi. Chính phủ cần sớm đề xuất sửa các quy định có liên quan đến nguồn hỗ trợ để đảm bảo giám sát chặt chẽ được các nguồn hỗ trợ từ ngân sách, đồng thời có thủ tục phù hợp với từng loại hình, hình thức hỗ trợ, đầu tư. Về ban hành nghị quyết của Đoàn Giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nhất trí với nội dung báo cáo của Đoàn Giám sát đề cập đến tính cấp thiết của vấn đề và các nội dung của các cơ chế giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Mạnh, quan trọng là quá trình chuẩn bị các nội dung để bảo đảm quy trình, đồng thời đánh giá chặt chẽ khi thiết kế các nội dung giải pháp để đảm bảo tính khả thi, tạo nên thay đổi cơ bản, thực chất. Về việc kéo dài thời gian thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư và sự nghiệp của ba Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho biết, việc kéo dài thời gian vốn của năm 2022 sang năm 2024 là không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, qua báo cáo và các ý kiến, cùng với việc xem xét tình hình thực tiễn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất đề xuất của Đoàn Giám sát đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện đối với nguồn vốn này theo hướng để kéo dài đến hết năm 2024. Thống nhất với 5 nhóm giải pháp được Chính phủ đề xuất, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu quan điểm, bất cứ giải pháp nào có thể khắc phục được tình trạng chậm triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, cần cố gắng thực hiện, song phải báo cáo rõ với Quốc hội về lý do khách quan, chủ quan. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị, khi đưa ra trình trước Quốc hội, các lý lẽ tại Tờ trình cần thuyết phục hơn, cụ thể nếu thực hiện 5 giải pháp như Chính phủ đề xuất thì sẽ tháo gỡ được vướng mắc ở đâu, đẩy nhanh tiến độ như thế nào; nêu rõ mức độ ảnh hưởng đến việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia nếu không thực hiện các giải pháp này. Đồng tình với những kiến nghị, đề xuất của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chia sẻ cùng những khó khăn của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, tiến độ giải ngân của các Chương trình mục tiêu quốc gia đang ở mức thấp so với mặt bằng chung.Thực tiễn giám sát cho thấy, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, tổ chức, triển khai, chỉ đạo, thực hiện các quy định, Nghị định, Thông tư, hướng dẫn không chỉ vướng ở một khâu. Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt để những công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thể tổ chức thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, cùng với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, cần nâng cao chất lượng của các công việc, tránh trường hợp giải ngân ồ ạt không đạt được hiệu quả, chất lượng như mục tiêu đã đề ra; đảm bảo phân bổ đúng mục đích, không để xảy ra tình trạng gây thất thoát, tiêu cực, lãng phí. Các ý kiến kiến nghị cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Kết luận nội dung họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, về cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với các chính sách có tính đặc thù mà Chính phủ đã đề nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của ba Chương trình mục tiêu quốc gia; đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh Tờ trình, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, báo cáo đánh giá tác động, nêu một số nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để thực hiện các cơ chế này và gửi tới các cơ quan của Quốc hội để Hội đồng Dân tộc thẩm tra chính thức trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cân nhắc phương án giải ngân vốn đầu tư phát triển
20:54' - 12/10/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với báo cáo thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11:08' - 11/10/2023
Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam - Bulgaria nên thành lập các mô hình liên doanh để đầu tư
09:44' - 26/09/2023
Bulgaria có thể đầu tư vào Việt Nam, qua đó đầu tư vào ASEAN, và ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với doanh nghiệp Bulgaria để thâm nhập thị trường châu Âu và các nước vùng Balkan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số