Phiên họp 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cân nhắc phương án giải ngân vốn đầu tư phát triển
Chiều 12/10, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ bản đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Thường trực Ủy ban Kinh tế, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh rất gấp gáp, khẩn trương, Quốc hội đã có những quyết sách kịp thời, đúng đắn và chưa từng có tiền lệ như việc ban hành Nghị quyết số 43 nhằm hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện còn hạn chế; đến nay, có những nội dung đạt tiến độ giải ngân thấp, dẫn đến việc phát huy hiệu quả của Nghị quyết còn hạn chế.Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, nhóm chính sách nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực du lịch được ưu tiên nhiều, được ban hành tương đối đầy đủ và được thực hiện tương đối tốt; qua đó đã góp phần thúc đẩy du lịch nội địa phục hồi tốt. Tuy nhiên, một số chính sách đã ban hành nhưng chưa thực hiện được như: chính sách giảm tiền điện, tiền nước cho doanh nghiệp, cho người dân.
Đáng chú ý, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ngành Du lịch đã kiến nghị nhiều về các chính sách này nhưng chưa thấy có hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Đối với việc đánh giá tình hình thực hiện chính sách và sử dụng 5.000 tỷ đồng của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, trong đó có 4.000 tỷ đồng đối với các chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, hiện vẫn chưa ban hành được thiết kế tiêu chuẩn, suất đầu tư của các công trình hạ tầng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cũng như chi phí để duy trì vận hành các cơ sở này, mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Về việc hỗ trợ phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ ở các thôn, bản, ông Lê Quang Huy chỉ rõ: Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đã trình Bộ Thông tin và Truyền thông những nội dung này nhưng vẫn đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch thực hiện. Bộ Thông tin và Truyền thông cần cân nhắc, tạm thời chưa triển khai chương trình hỗ trợ 400.000 máy tính cho đến khi có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo về hình thức học trực tuyến; đồng thời đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến Nghị quyết 43 của Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, 5.000 tỷ đồng từ Quỹ viễn thông công ích chia thành hai nội dung: 1.000 tỷ đồng hỗ trợ máy tính bảng theo Chương trình “Máy tính bảng cho em”. Năm 2021, khi Chương trình Quỹ viễn thông công ích được phê duyệt, Bộ đã ban hành Thông tư để triển khai thực hiện Chương trình. Qua khảo sát, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo xin phép Chính phủ tạm dừng Chương trình này do mục đích của Chương trình không còn; hiện không còn tổ chức dạy và học trực tuyến, không sử dụng máy tính bảng. Do đó, hai Bộ quyết định chuyển hướng sang hỗ trợ các em học sinh hộ nghèo và cận nghèo, thay vì hỗ trợ máy tính bảng sẽ hỗ trợ máy tính thông minh với 1.000 tỷ đồng này. Cùng với đó, dự tính hỗ trợ khoảng 1 triệu máy tính thông minh cho các hộ nghèo, cận nghèo để phục vụ chuyển đổi số. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Chính phủ để chuyển sang hướng này. Do vậy, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép đưa 1.000 tỷ đồng này ra khỏi Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội. Về hỗ trợ phát triển hạ tầng viễn thông với 4.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, giai đoạn vừa qua, Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng ở 2.164 thôn bản. Hiện còn khoảng 400 thôn bản chưa được phủ sóng; tỉ lệ phủ sóng của nước ta hiện cao hơn bình quân thế giới. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long giải trình thêm về nguyên nhân chưa giải ngân được. Dự kiến thời gian tới và các năm tiếp theo sẽ cố gắng giải ngân 4.000 tỷ đồng này. Làm rõ thêm nội dung về vốn tín dụng chính sách xã hội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết: "Đây là nội dung thực hiện thành công. Cùng với quy mô vốn tín dụng chính sách hiện có đang giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội, chúng ta đã hỗ trợ cho hàng triệu gia đình, giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thu hút số lao động bị mất việc làm ở khu vực công nghiệp, khu vực xuất khẩu lao động vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ổn định xã hội. Về nội dung hỗ trợ nhà ở cho công nhân lao động, theo dự toán Nghị quyết 43, chúng ta tiến hành hỗ trợ cho 4,4 triệu lao động. Các địa phương đã thực hiện hỗ trợ cho khoảng 5 triệu lao động, sử dụng trong phạm vi kinh phí Quốc hội cho phép; tuy nhiên, thời gian kéo dài hơn so với dự kiến do người lao động muốn đợi gộp 3 tháng lĩnh một lần…" Cơ bản đồng tình với các nội dung báo cáo của Chính phủ và thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: “Cho đến nay, giá trị Nghị quyết 43 là rất kịp thời, đúng đắn. Có nội dung không thực hiện hoặc chưa thực hiện được hết nhưng về tổng thể, đã bổ sung một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, giúp cho kinh tế - xã hội hồi phục, phát triển nhanh sau khi kiểm soát được đại dịch”. Chủ tịch Quốc hội lưu ý một số nội dung cụ thể. Theo đó, đối với lượng vốn đến cuối năm 2023 không giải ngân hết, đề nghị Chính phủ và Ủy ban Kinh tế tính toán theo hướng: Nếu kéo dài thêm 1 năm thực hiện chính sách này, các chính sách tín dụng khác sẽ triển khai thêm được bao nhiêu? Điển hình như chính sách cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; vốn vay cho học sinh, sinh viên, giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cho vay cá nhân mua nhà, thuê mua nhà xã hội; cho xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi… Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến, nếu tiếp tục gia hạn thêm 1 năm đối với các chính sách này, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ giải ngân được bao nhiêu, từ đó, phần còn lại dồn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm. Ngoài ra, cần có phương án 2 là kết thúc các chương trình tín dụng trên trong năm 2023 và dành cho vốn cho vay giải quyết việc làm. Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị quyết 43, kiểm soát dịch và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đến nay, một số mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết dự kiến đến hết thời hạn thực hiện vẫn không đạt, hoặc đạt hiệu quả chưa cao.Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tham gia đóng góp, từ đó chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43 và xây dựng dự thảo Nghị quyết gửi cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế thẩm tra, chính thức trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11:08' - 11/10/2023
Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11:35' - 12/09/2023
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 26 để cho ý kiến vào một số nội dung trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.