Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
*Lo ngại tình trạng “chạy” sách giáo khoa
Thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa. Một số đại biểu đề nghị thể hiện rõ hơn các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bảo đảm tính khả thi.
Có ý kiến đề nghị chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất, xây dựng một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước; làm rõ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa; quy định cụ thể việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu rõ: Đối với quy định mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, dự thảo Luật đã sắp xếp, bổ sung các quy định cụ thể về các yêu cầu cơ bản của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; về việc xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình, phát hành sách giáo khoa.
Các nội dung chi tiết, trình tự, thủ tục sẽ được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính cân đối trong bố cục của Luật và phù hợp với thực tiễn (Điều 31).
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, hiện nay quy định về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong dự thảo Luật đã cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Theo tinh thần các Nghị quyết, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục thông qua.
Sách giáo khoa là công cụ để triển khai chương trình giáo dục phổ thông và được thẩm định, phê duyệt ban hành bởi Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa.
Dự thảo Luật quy định về tiêu chuẩn, quy trình thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục, Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước và được triển khai linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục; việc ban hành quy định về chọn sách giáo khoa (Điều 31); bổ sung quy định về thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông trước khi ban hành (khoản 1 Điều 31).
Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc thí điểm chính sách mới trong giáo dục mà việc thí điểm đó sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước (Điều 104). Đồng thời, dự thảo Luật quy định: Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa (Khoản 3 Điều 31).
Băn khoăn về vấn đề sách giáo khoa, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho rằng, việc sách giáo khoa không sử dụng được nhiều lần, có nhiều loại sách tham khảo bắt buộc đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Điều 31 dự thảo Luật quy định: Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.
Cơ sở giáo dục được lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng ổn định trong giảng dạy, học tập có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm công khai, minh bạch phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến phân tích, Nghị quyết 29 đã nêu định hướng “biên soạn thêm sách giáo khoa hỗ trợ việc học và phải phù hợp với từng đối tượng người học”.
Theo ông Chiến, định hướng đó không có nghĩa bậc học nào (từ mầm non tới tiểu học, trung học) cũng cần biên soạn nhiều bộ sách cho một môn học. Còn Nghị quyết 88 của Quốc hội thì nêu rõ “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thống nhất”.
Ông Chiến đề nghị, dự thảo Luật cần quán triệt đầy đủ tinh thần của 2 Nghị quyết này cũng như đòi hỏi của dư luận xã hội là làm một bộ sách giáo khoa thống nhất.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) đã bám sát tinh thần Nghị quyết của Quốc hội.
Theo đó, mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa và thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên, ban soạn thảo cần nghiên cứu phù hợp với thực tế.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc các trường lựa chọn dạy bộ sách giáo khoa nào sau khi tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh… là quá phức tạp.
Bên cạnh đó, làm nhiều bộ sách sẽ xảy ra tình trạng các đơn vị biên soạn “chạy” để bộ sách của mình được sử dụng, gây ra tình trạng lãng phí.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ có một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước.
Các nghị quyết của Trung ương và Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới theo hướng xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, nhưng về chất lượng thì Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn phải chịu trách nhiệm.
Việc trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường, cha mẹ học sinh là để đảm bảo tính tự chủ, linh hoạt trong giảng dạy, đặc biệt là để phù hợp với hoàn cảnh thực tế từng địa phương, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của mỗi vùng, miền và cộng đồng dân cư.
Giải trình về nội dung này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dù ai biên soạn sách giáo khoa thì vẫn có Hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung.
Vì vậy, sau khi được thẩm định, các sách giáo khoa đưa vào lưu hành đều là sách giáo khoa chuẩn quốc gia.
*Làm rõ vai trò nhạc trưởng trong hoạt động kiến trúc
Tại phiên họp sáng 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Kiến trúc.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí dự án Luật sẽ điều chỉnh 2 nhóm chính sách là quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
Về chính sách Nhà nước trong hoạt động kiến trúc, nhiều ý kiến cho rằng cần rà soát thêm các quy định cho sát với thực tiễn, khả năng của ngân sách nhằm thúc đẩy tính xã hội hóa và phát huy năng lực sáng tạo.
Các đại biểu đồng tình cần có quy định nhằm phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, hạn chế kiến trúc ngoại lai gây phản cảm, phá vỡ cảnh quan kiến trúc mang tính lịch sử, văn hóa và môi trường hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn về nội hàm nhất là về phong cách, đặc điểm văn hóa các dân tộc.
Quy định cần mang tính chính trị, tính định hướng nhằm cổ vũ, hướng dẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Liên quan đến chứng chỉ hành nghề, dự thảo Luật đã quy định 3 đối tượng bắt buộc có chứng chỉ hành nghề, bao gồm: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì thiết kế kiến trúc; Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc trong tổ chức hành nghề kiến trúc và Kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Các đại biểu thống nhất nên từng bước xã hội hóa giao việc cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Luật Xây dựng đã quy định giao cho một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo những hạng nhất định.
Kế thừa pháp luật về xây dựng và tránh xáo trộn trong hoạt động quản lý nhà nước, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề ở địa phương với thành phần là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, chuyên gia.
Đồng thời, bổ sung quy định trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, các cơ sở nghiên cứu đào tạo về kiến trúc trong quá trình cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề, sát hạch hành nghề kiến trúc, thực hiện chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục, ban hành Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư.
Nhiều đại biểu cũng yêu cầu rà soát để tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về kiến trúc, khắc phục tình trạng buông lỏng kiến trúc như vừa qua, nhất là tại đô thị, nông thôn, làm rõ vai trò nhạc trưởng trong hoạt động kiến trúc.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
14:17' - 11/03/2019
Sáng 11/3, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 32.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 11/3, khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
16:10' - 08/03/2019
Ngày 8/3, Văn phòng Quốc hội ra Thông cáo báo chí cho biết: Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 3 ngày (từ 11-13/3/2019) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội, Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
06:40'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị, Việt Nam và Hoa Kỳ cần sớm đàm phán một thoả thuận thương mại song phương nhằm tạo khuôn khổ lâu dài thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Gỡ ngay vướng mắc với 5 dự án đầu tư đang bị chậm so với kế hoạch
21:01' - 09/04/2025
Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu với 5 dự án đầu tư có công tác chuẩn bị đang bị chậm so với kế hoạch thì vướng đâu phải gỡ ngay đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện văn hoá và trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế
20:44' - 09/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đoàn Việt Nam hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar thể hiện bản chất, văn hoá Việt Nam và trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Hồng Minh: Một số công trình trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4
20:30' - 09/04/2025
Một số công trình giao thông trọng điểm sẽ đưa vào khai thác dịp 30/4 như: Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Bùng - Vạn Ninh, Vân Phong - Nha Trang...
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
20:00' - 09/04/2025
Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan
19:45' - 09/04/2025
Phòng Thương mại Việt Nam tại Thái Lan (VietCham Thailand) đã tổ chức buổi gặp gỡ kết nối doanh nghiệp dành cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Thái Lan với các doanh nghiệp sở tại.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:41' - 09/04/2025
Ngày 9/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
19:35' - 09/04/2025
Sáng 9/4 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Pedro Sánchez.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025
19:27' - 09/04/2025
Chiều 9/4, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao, cơ quan ngoại giao và cơ quan Lãnh sự các nước ASEAN tại Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Gặp gỡ ASEAN tại Đà Nẵng 2025.