Ủy viên EU kêu gọi gia hạn cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine
Ukraine đang tìm kiếm sự bảo đảm từ Nga và Liên hợp quốc (LHQ) để thỏa thuận xuất khẩu an toàn ngũ cốc qua Biển Đen sẽ vận hành bình thường nếu Kiev cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ Ukraine. Thứ trưởng Bộ Cải cách Ukraine Yuriy Vaskov đưa ra thông tin này tại một hội nghị về ngũ cốc ngày 30/5.
Hồi tháng 7 năm ngoái, LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm nông nghiệp và phân bón của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen.
Nga mới đây đã nhất trí gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen thêm 2 tháng, song cho biết thỏa thuận này sẽ chấm dứt trừ khi các bên đạt được một thỏa thuận nhằm khắc phục những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga. Các yêu cầu mà Moskva đưa ra bao gồm việc nối lại vận chuyển amoniac từ Nga qua lãnh thổ Ukraine đến cảng Pivdennyi ở Odessa, nơi xuất khẩu mặt hàng này. Quá trình vận chuyển khí amoniac, một thành phần quan trọng của các loại phân bón nitơ, đã bị tạm dừng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Vaskov nhấn mạnh: “Nếu amoniac là một vấn đề then chốt, thì LHQ phải làm rõ rằng nếu đường ống dẫn amoniac hoạt động trở lại, thì khi đó Ukraine cũng sẽ có những cơ hội để xuất khẩu ngũ cốc một cách bình thường".
Tuần trước, LHQ lưu ý rằng kể từ khi gia hạn, thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen vẫn chưa được thực thi đầy đủ và không có tàu nào được cập cảng Pivdennyi kể từ ngày 29/4. Một nguồn tin cấp cao của Chính phủ Ukraine cho biết Kiev sẽ xem xét việc cho phép amoniac của Nga quá cảnh lãnh thổ Ukraine để xuất khẩu, với điều kiện thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được mở rộng đối với nhiều cảng và hàng hóa của Ukraine hơn.
Các yêu cầu của Nga nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón bao gồm việc kết nối trở lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Ngoài ra, Moskva cũng yêu cầu nối lại nguồn cung cấp máy móc và phụ tùng nông nghiệp; dỡ bỏ các hạn chế về bảo hiểm và tái bảo hiểm; cũng như dỡ bỏ việc phong tỏa tài sản và tài khoản của các công ty Nga tham gia xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Liên quan vấn đề ngũ cốc Ukraine, cùng ngày, Ủy viên phụ trách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) Janusz Wojciechowski cho rằng EU cần gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine cho đến ít nhất là cuối tháng 10 tới, bất chấp sự phản đối gay gắt từ Kiev.
Các biện pháp hạn chế được đưa ra sau khi các quốc gia ở phía Đông EU cho rằng tình trạng dư thừa ngũ cốc Ukraine đã làm giảm giá hàng nội địa và ảnh hưởng đến nông dân địa phương. EU đã đạt được thỏa thuận với 5 quốc gia liên quan - gồm: Ba Lan, Hungary, Slovakia, Bulgaria và Romania, cho phép các nước này ngăn chặn việc nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Phát biểu trong họp báo, ông Wojciechowski nêu rõ "cần kéo dài hạn chế, tốt nhất là đến cuối năm, nhưng tối thiểu là đến cuối tháng 10". Theo ông, kho dự trữ của các quốc gia tuyến đầu của EU có nhiều ngũ cốc hơn ở Ukraine, vì vậy cần kéo dài lệnh cấm nhập khẩu tạm thời để cải thiện tình hình ở các nước này.
Các hạn chế của EU đối với xuất khẩu của Ukraine dự kiến kết thúc vào ngày 5/6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích các hạn chế này là "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Trên thực tế, các thành viên EU cũng chia rẽ về lệnh hạn chế này, theo đó 12 quốc gia (trong đó có Pháp và Đức) đã bày tỏ lo ngại về "sự thiếu minh bạch" và cảnh báo điều này có thể làm suy yếu thị trường chung của châu Âu.
Theo ông Wojciechowski, Ủy ban châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này. Tuy nhiên, ông bày tỏ hy vọng "đã thuyết phục được các quốc gia thành viên còn lại rằng điều này là công bằng".
Xung đột quân sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kênh xuất khẩu ngũ cốc truyền thống của Ukraine qua Biển Đen, khiến nước này phải xuất khẩu bằng đường bộ qua các nước láng giềng.
Các quốc gia thành viên EU đã nhất trí cho phép nhập khẩu một số sản phẩm từ Ukraine mà không hạn chế về số lượng, không qua giám sát hải quan và kiểm tra chính thức.
Tuy nhiên, nông dân ở một số nước trong EU đã phản đối sau khi giá ngũ cốc nội địa sụt giảm, dẫn đến việc khối này phải ban hành một loạt hạn chế và lệnh cấm đối với lương thực xuất khẩu của Ukraine./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến mới liên quan tới Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
15:53' - 22/05/2023
Các đoàn đàm phán kỹ thuật của Liên hợp quốc (LHQ), Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ukraine có thể tổ chức đàm phán theo hình thức trực tuyến về những vấn đề liên quan đến Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh G7: Ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
21:45' - 19/05/2023
Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ủng hộ việc mở rộng và gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen cũng như tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho các nước dễ bị tổn thương.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
14:07' - 02/12/2024
Phó Giáo sư Vũ Minh Khương- Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
Tranh cãi về dự thảo cắt giảm ngân sách 2025 tại Hàn Quốc
08:43' - 02/12/2024
Dự thảo ngân sách đề xuất tổng ngân sách năm tới đạt 677,4 triệu won (tương đương 485,3 tỷ USD), giảm 4,1 triệu won so với kế hoạch ban đầu của chính phủ.
-
Ý kiến và Bình luận
Người dân Australia được cảnh báo về thời tiết “bất thường” trong 4 tháng tới
09:38' - 01/12/2024
Từ tháng 12/2024 - 2/2025, người dân Australia được cảnh báo sẽ phải trải qua một số ngày và đêm oi bức hơn bình thường ở nhiều khu vực.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada khuyến nghị về tác động kinh tế từ thuế quan của Mỹ
16:13' - 30/11/2024
Thủ tướng Canada cho rằng những quyết định thuế quan này không chỉ tác động tiêu cực đến người dân Canada mà còn gây ra ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế Mỹ...
-
Ý kiến và Bình luận
Canada xem xét thận trọng các mức thuế quan mới của Mỹ
14:00' - 30/11/2024
Ngày 29/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh rằng các tuyên bố về thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cần được đánh giá một cách nghiêm túc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế nhiều khu vực trên toàn cầu bị hạ mức tăng trưởng
09:12' - 30/11/2024
IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,2% cho cả năm 2024 và 2025, yếu hơn so với dự báo lạc quan hơn của IMF đối với châu Á, ở mức 4,6% cho năm nay và 4,4% cho năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00' - 29/11/2024
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.