Vẫn còn dư địa cho hạt gạo Việt Nam vào Singapore
Nhằm thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Singapore, trong đó có mặt hàng gạo, Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Singapore tổ chức Đoàn xúc tiến thương mại gạo cùng với 8 doanh nghiệp hàng đầu sang Singapore vào đầu tháng 8.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, đoàn đã làm việc với các cơ quan chức năng của Singapopre như Bộ Công Thương (MTI), Cục doanh nghiệp quốc tế (IES) và Cục kiểm dịch kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm (AVA) để tìm hiểu về chính sách quản lý, tình hình xuất nhập khẩu, cơ chế trung chuyển đối với mặt hàng gạo tại Singapore.
Đặc biệt, đoàn cũng làm việc với các hệ thống siêu thị phân phối bán lẻ lớn nhất Singapore như NTUC Fair Price, Giant, Sheng Siong, Hiệp hội rau quả, để thiết lập quan hệ và cơ chế hợp tác lâu dài, tìm hiểu cơ chế mua hàng cũng như tìm hiểu cách thức làm thế nào để đưa trực tiếp hàng hóa Việt Nam bày bán tại hệ thống siêu thị này thay vì thông qua các thương nhân quốc tế.
Qua các buổi làm việc và khảo sát thực tế tại thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã hiểu rõ được chính sách quản lý mặt hàng gạo của Singapore, nhu cầu thị hiếu của thị trường, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng cũng như cách thức để thâm nhập trực tiếp vào hệ thống siêu thị của Singapore.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có cơ hội được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bộ phận mua hàng của các siêu thị và doanh nghiệp phân phối hàng đầu của Singapore để tuyên truyền giới thiệu về sản phẩm gạo của mình, về khả năng cung cấp cũng như khả năng cạnh tranh cả về chất lượng và giá cả.
Ông Lê Xuân Minh, đại diện Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, cho biết đợt xúc tiến tìm hiểu thị trường lần này cho thấy tiềm năng và nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm gạo chất lượng cao của Việt Nam, đặc biệt là gạo thơm sang Singapore còn khá lớn.
Trong khi đó, bà Đặng Thị Liên - Giám đốc Công ty TNHH Lương thực-Thực phẩm Long An, bày tỏ mong muốn có thể ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các nhà bán lẻ của Singapore mà không cần phải thông qua các trung gian là thương nhân quốc tế như trước kia nhằm giúp công ty tăng sản lượng xuất khẩu các mặt hàng như gạo, miến, mỳ, phở... từ 15.000 tấn/năm hiện nay lên xấp xỉ 25.000 tấn/năm.
Về phía Singapore, đại diện các cơ quan hữu quan, hệ thống siêu thị cũng như doanh nghiệp phân phối của nước này nhìn chung đều có đánh khá tốt về chất lượng hàng nông sản Việt Nam và cho biết hiện đã có rất nhiều hàng hóa của Việt Nam được bày bán tại hệ thống siêu thị của họ tại Singapore như gạo, thủy sản, rau quả.
Riêng đối với mặt hàng gạo, hiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore chiếm 20% thị phần tại nước này (với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 80 triệu SGD, 80.000-90.000 tấn/năm), là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 3 vào Singapore chỉ sau Ấn Độ và Thái lan.
Các loại gạo nhập khẩu chủ yếu của Singapopre hiện nay là gạo trắng, gạo thơm, gạo Thái Hom Mali, gạo lứt hoặc gạo nâu, gạo nếp, gạo đồ và gạo tấm; trong đó Việt Nam hiện xuất khẩu sang Singapore chủ yếu là gạo trắng chiếm khoảng 81%, gạo nếp chiếm 14% và gạo tấm 7%.
Ông Lim Hock Leng, Giám đốc điều hành Hệ thống siêu thị Sheng Siong, cho biết doanh nghiệp này đã nhập khẩu gạo Việt Nam từ năm 2010. Ngoài ra, trong hệ thống siêu thị của Sheng Siong còn có các sản phẩm khác của Việt Nam như hàng tạp hóa, rau quả.
Ông Lim Hock Leng nhấn mạnh: "Nhìn chung, thị trường Singapore khá ưa chuộng các loại gạo của Việt Nam. Có thể thấy rằng từ năm 2010 đến nay, doanh số bán gạo của Việt Nam tại hệ thống siêu thị Sheng Siong đã có xu hướng tăng lên. Gạo Việt Nam rất cạnh tranh về giá và có chất lượng cao".
Hiện phía Singapore cho biết vẫn có nhu cầu và tiếp tục đa dạng hóa nguồn nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới vì nước này hàng năm phải nhập khẩu đến hơn 90% lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Do vậy, để có thể xuất khẩu nhiều hơn nữa và đưa trực tiếp mặt hàng gạo của Việt Nam vào hệ thống siêu thị Singapore thì vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Ngoài ra, phía Singapore cho biết sẵn sàng hợp tác với Bộ Công Thương, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore tổ chức Hội chợ hay Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống các siêu thị vào năm tới để góp phần tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có chất lượng cao đến người tiêu dùng Singapore./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Những điều doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Philippines cần biết
17:07' - 28/07/2017
Bộ Công Thương đã đề nghị các thương nhân trúng thầu chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hợp đồng và kịp thời báo cáo các vướng mắc phát sinh (nếu có).
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu gạo: Vượt qua những "tập dượt"!
15:48' - 27/07/2017
Trong phiên đấu thầu xuất khẩu gạo 25% tấm sang Philippines vừa qua, có 4 doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu tổng cộng 175.000 tấn với mức giá trúng thầu khác nhau.
-
Hàng hoá
Vì sao xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc?
12:24' - 24/07/2017
Sau một năm sụt giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại cả về lượng lẫn kim ngạch. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ giá bán gạo của Việt Nam có tính cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nâng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017
06:02' - 16/07/2017
Do nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới đang tăng trở lại, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) quyết định tăng mục tiêu xuất khẩu gạo năm 2017 lên hơn 5,7 triệu tấn, cao hơn 800.000 tấn so với năm 2016.
-
Thị trường
Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo
21:18' - 05/07/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00'
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga, Mỹ có thể nối lại tiếp xúc song phương vào tuần tới
20:55' - 06/04/2025
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Channel One của Nga, khi được hỏi khi nào diễn ra các cuộc tiếp xúc tiếp theo giữa Nga và Mỹ, ông Dmitriev nói rằng: "Ngay trong tuần tới".
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có định hình lại thương mại toàn cầu?
19:28' - 06/04/2025
Tờ “The Korea Times” mới đăng bài viết của chuyên gia Troy Stangarone về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Phó Thủ tướng Thái Lan sang Mỹ đàm phán thuế đối ứng
14:06' - 06/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ trong tuần này để thảo luận về các vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ
11:48' - 06/04/2025
Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump trấn an dân Mỹ về tác động chính sách thuế mới
10:34' - 06/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ nhưng quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
07:58' - 06/04/2025
BNEWS giới thiệu 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua, trong đó có việc Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế quan mới và phản ứng của các nước, các thị trường trước động thái này.