Vấn đề người di cư: Thủ tướng Đức kêu gọi EU không đẩy Hy Lạp vào tình trạng hỗn loạn
Phát biểu trong chương trình truyền hình "Anne Will" tối 28/2, bà Merkel nhắc lại việc tất cả các nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm ngoái đã phải bằng mọi cách để giữ Hy Lạp ở lại Eurozone, đồng thời cảnh báo việc nhiều nước EU hiện đóng cửa biên giới có thể lại đẩy Hy Lạp rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Bà Merkel chỉ trích hành động của Áo và một số nước vùng Balkan áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới hoặc hạn mức người di cư mỗi ngày, tạo ra tình trạng "ứ tắc" ở Hy Lạp, quốc gia vốn chịu nhiều áp lực khi đối phó với dòng người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thủ tướng Đức một lần nữa kêu gọi các đối tác châu Âu hướng tới một giải pháp chung nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay. Theo nhà chức trách, hiện có hơn 20.000 người tị nạn và di cư đang bị dồn ứ tại quốc gia cửa ngõ của EU này.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước đó, cũng trong cuộc trò chuyện với người dẫn chương trình Anne Will, bà Merkel khẳng định sẽ tiếp tục chính sách hiện nay nhằm mục tiêu giảm số người tị nạn vào Đức so với năm 2015, đồng thời bác bỏ việc áp đặt mức trần tiếp nhận người tị nạn như các đối tác trong liên đảng bảo thủ của bà yêu cầu.
Thủ tướng Merkel khẳng định bà đặt mọi nỗ lực vào một giải pháp chung của châu Âu, cũng như hướng giải quyết các vấn đề vốn là nguyên nhân dẫn tới dòng người phải chạy lánh nạn, trước hết ở Syria.
Dù thừa nhận giải pháp tiến triển chậm, song bà khẳng định đây là cách duy nhất nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng một cách bền vững.
Thủ tướng Merkel nêu rõ, trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, trách nhiệm của Đức không phải đẩy gánh nặng sang nước khác, mà là cùng các đối tác châu Âu giải quyết khủng hoảng, trong đó có tăng cường bảo vệ biên giới ngoài EU, đàm phán hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp.
Nhà lãnh đạo Đức bày tỏ tin tưởng và lạc quan rằng châu Âu có thể thống nhất được một giải pháp chung tại Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào 17-18/3 tới, khẳng định Đức không có "kế hoạch B" hay một giải pháp cấp quốc gia như việc đóng cửa biên giới để giải quyết vấn đề hiện nay.
Bà lên tiếng chỉ trích các hành động đơn phương mà các đối tác châu Âu đã áp dụng như việc đóng cửa biên giới đối với người tị nạn, nhấn mạnh rằng những hành động đó không phải là giải pháp tháo gỡ khủng hoảng.
Phát biểu trong chương trình, bà Merkel cũng phê phán đề xuất hành động "tủn mủn" của Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Sigmar Gabriel khi vị Phó Thủ tướng Đức đề nghị xây dựng một dự án phúc lợi xã hội riêng cho người Đức song song với việc hỗ trợ người tị nạn.
Bà cũng bày tỏ cảm thông với những người quan ngại trước tình trạng hiện nay, kêu gọi sự kiên trì, đồng thời nêu rõ các trường hợp không đồng tình có thể tuần hành hoà bình thay vì thực hiện các hành động tấn công, kỳ thị người nước ngoài.
Cuộc trò chuyện trên truyền hình được thực hiện trong bối cảnh một giải pháp chung của châu Âu cho cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay vẫn còn khá xa vời, trong khi áp lực với Thủ tướng Merkel ngày càng gia tăng, đặc biệt khi chỉ còn 2 tuần nữa sẽ diễn ra các cuộc bầu cử nghị viện quan trọng tại ba bang ở Đức./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Châu Âu lo ngại Ai Cập là cửa ngõ mới
08:39' - 29/02/2016
EU đang lo ngại việc các tổ chức đưa người nhập cư trái phép tìm cách khôi phục lại tuyến đường biển tới "Lục địa già" từ Ai Cập, trong bối cảnh làn sóng người di cư tại Libya và Thổ Nhĩ Kỳ quá tải.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Các nước Balkan áp đặt hạn ngạch di cư
13:35' - 28/02/2016
Bộ Nội vụ Croatia đã xác nhận sẽ áp đặt hạn ngạch đối với người di cư, theo đó chỉ cho phép 580 người đi qua biên giới nước này mỗi ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: EC cáo buộc Bỉ vi phạm Hiệp ước Schengen
11:59' - 28/02/2016
Ủy viên châu Âu phụ trách nhập cư Dimitris Avramopoulos cho rằng Bỉ không tuân thủ Hiệp ước Schengen khi áp đặt kiểm soát biên giới với Pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56'
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.