Vận dụng linh hoạt chính sách vi mô phù hợp với các diễn biến bất lợi
Ngày 31/3, thông báo tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2021 được xem là phiên họp cuối cùng trước khi kiện toàn của Chính phủ khóa XIV.
Tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các thành viên Chính phủ tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, vận dụng linh hoạt chính sách vi mô phù hợp với các diễn biến bất lợi của tình hình thế giới, phấn đấu đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, nhiều chỉ số kinh tế quý I đạt kết quả tích cực, trạng thái bình thường mới luôn giữ vững. Tăng trưởng kinh tế quý I/2021 cao hơn quý I/2020, ước tăng 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%). Lạm phát được kiểm soát, cân đối ngân sách được bảo đảm. Chỉ số CPI tháng 3 tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I chỉ tăng 0,29%. Tiến độ thu ngân sách khả quan, tổng thu ngân sách quý I đạt 30,1% dự toán, cao hơn các năm trước. Hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường giúp nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng; thị trường chứng khoán tăng trưởng khá với tổng mức huy động vốn tăng 42% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư phát triển đạt 6,3%, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể, vốn đầu tư công tăng 13%; vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước tăng 5,7%; vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tăng 6,5%.Tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt trên 10 tỷ USD, tăng 18,5%. Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài tăng 6 lần. Doanh nghiệp thành lập mới tăng 27,5% vốn đăng ký.
Thu, chi ngân sách nhà nước đạt kết quả tích cực; trong đó thu ngân sách bằng 23,8% dự toán. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%). Xuất siêu trên 2 tỷ USD.
Nhiều chỉ số tín nhiệm quốc gia tiếp tục gia tăng, thể hiện sự công nhận, đánh giá cao của quốc tế đối với những cải thiện vững chắc về tài khóa, nợ công, nợ nước ngoài... cũng như những cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh, phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn của đất nước. Tuy nhiên, trong quý I/2021, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm 0,5%, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 28,2%; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%. Doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Tình hình "sốt đất" tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế nếu không kiểm soát tốt tín dụng bất động sản… Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành tăng cường đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tài chính; tiết kiệm hơn nữa trong chi ngân sách.Ngành Ngân hàng cần kiểm soát tốt hơn nữa lạm phát, hạn chế nợ xấu. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương phải nỗ lực giảm chi phí sản xuất, đầu tư để tạo ưu thế cạnh tranh mới; tiếp tục sửa đổi các quy định không phù hợp là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sớm ban hành “hộ chiếu vaccine” để thúc đẩy thương mại đầu tư
18:26' - 31/03/2021
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ngành Y tế, Du lịch, Ngoại giao sớm nghiên cứu ban hành cơ chế “hộ chiếu vaccine” để thúc đẩy thương mại, đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ 2016 – 2021: Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của nhân dân
11:04' - 25/03/2021
Quan tâm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, Chính phủ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.