Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sớm ban hành “hộ chiếu vaccine” để thúc đẩy thương mại đầu tư
Chiều 31/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 để đánh giá tình hình kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm 2021 và cho ý kiến về một số vấn đề cơ chế, chính sách đối với một số dự án hạ tầng quan trọng tại một số địa phương, vùng, miền trong cả nước.
Đây được xem là phiên họp cuối cùng trước khi kiện toàn của các thành viên Chính phủ khóa 2016 - 2021.
Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây là phiên họp cuối cùng trước khi kiện toàn nhân sự các thành viên Chính phủ.
Đánh giá tình hình 3 tháng đầu năm 2021, Thủ tướng cho rằng, kinh tế - xã hội phát triển tích cực so với cùng kỳ, nhiều chỉ số tiếp tục tăng trưởng, không khí sản xuất, kinh doanh tốt hơn, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiềm chế.
Cụ thể, GDP đạt 4,8%, cỗ xe tam mã của nền kinh tế bao gồm: đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu tiếp tục tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020. với 30.000 doanh nghiệp, tăng khoảng 28%, nhất là doanh nghiệp chế tạo, chế biến. Vốn đầu tư xã hội tăng hơn 30% (72 tỷ USD).
Thu ngân sách Quý I tăng trên 30,1%, góp phần quan trọng cân đối thu chi. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, xuất siêu trên 2 tỷ USD.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 giảm 0,27%, bình quân Quý I là 0,29% thấp nhất trong vòng 2 năm qua, tạo dư địa tốt cho phát triển các mặt hàng sản phẩm. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 quyết liệt, mạnh mẽ hoàn thành tốt mục tiêu kép, ngăn chặn hiệu quả, không để lây lan trên diện rộng.
Khẳng định, tập thể Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã đoàn kết, đồng lòng, phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng đưa đất nước tiến lên, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên mọi mặt.
Chính phủ đã đổi mới mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn, ách tắc về thể chế, chính sách pháp luật. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được tăng cường, GDP tăng trưởng liên tục. Kỷ luật, kỷ cương Nhà nước được tăng cường; thu ngân sách, an ninh, an toàn của người dân được đảm bảo.
Đặc biệt đã mở ra không gian cơ hội phát triển lớn trên nhiều lĩnh vực thông qua các hội nghị song phương và đa phương, thành tựu ngoại giao của đất nước được khẳng định, uy tín quốc tế của Việt Nam được tăng lên.
Môi trường đầu tư kinh doanh liên tục được cải thiện. Ba đột phá chiến lược được triển khai mạnh mẽ.
Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được chú trọng, đặc biệt là Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long.
Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế và đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Về một số nhiệm vụ đặt ra, Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết trong từng bộ, từng ngành,địa phương.
Cùng với đó là đẩy mạnh công tác phòng, chống COVID-19; đẩy mạnh thương mại đầu tư song song với chú ý phòng, chống dịch bệnh xâm nhập.
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng cần tiếp tục chi viện lực lượng làm nhiệm vụ quản lý cửa khẩu, đường biên, quyết liệt hơn nữa trong phòng, chống nhập cảnh trái phép tại các khu vực cửa khẩu, biên giới để đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19 xâm nhập từ nước ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tăng cường đảm bảo kỷ cương, kỷ luật ngành Tài chính; tiết kiệm hơn nữa trong chi ngân sách.
Ngành Ngân hàng kiểm soát tốt hơn nữa lạm phát, hạn chế nợ xấu Thủ tướng đề nghị sớm tổ chức hội nghị đôn đốc triển khai đầu tư công; nỗ lực giảm chi phí sản xuất, đầu tư để tạo ưu thế cạnh tranh mới; tiếp tục sửa đổi các quy định không phù hợp là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng đề nghị các ngành Y tế, Du lịch, Ngoại giao sớm nghiên cứu ban hành cơ chế “hộ chiếu vaccine” để thúc đẩy thương mại, đầu tư. Ngành Y tế sớm trình phương án về vấn đề này.
Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương chú trọng hơn nữa nhiệm vụ tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông sản cho nông dân. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bên cạnh chỉ đạo công tác chống hạn, mặn cần thúc đẩy phát triển thủy sản, bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ Công an cần tập trung công tác phòng cháy, chữa cháy, hạn chế hậu quả nặng nề do cháy gây ra, nhất là trong thời gian qua. Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh các dự án trọng điểm, đặc biệt đảm bảo tiến độ khánh thành Dự án Trung Lương - Mỹ Thuận trong tháng 6/2021 tới đây./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: “Hộ chiếu vaccine” tạo lá chắn an toàn
11:32' - 25/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, phóng viên TTXVN đã có trao đổi với các đại biểu Quốc hội về chủ trương "hộ chiếu vaccine" trên tinh thần "bảo đảm an toàn trên hết”.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai “hộ chiếu vaccine"
21:37' - 23/03/2021
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chỉ đạo toàn ngành thực hiện chế độ sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh, xem xét các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai “hộ chiếu vaccine”...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thẩm định Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030
13:17'
Ngay sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung cao triển khai xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê trúng cử vào Hội đồng điều hành Viện Thống kê châu Á – Thái Bình Dương
11:48'
Tổng cục Thống kê Việt Nam trúng cử vào SIAP cho thấy, các nước thành viên ESCAP đánh giá cao khả năng đóng góp của Việt Nam, cũng như coi trọng vai trò và vị thế của Thống kê Việt Nam tại ESCAP.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp đề xuất làm đường trên cao tại Tp. Hồ Chí Minh
11:37'
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh (CII) vừa có đề xuất dùng nguồn vốn xã hội hóa xây dựng đường trên cao Bắc – Nam của Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh
11:16'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tại Diễn đàn giáo dục thế giới 2022
11:15'
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó ưu tiên tiêm chủng cho người trẻ tuổi, giúp Việt Nam có thể mở cửa trường học trở lại từ tháng 3/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả?
10:59'
Việc kết nối ngày càng thuận tiện giữa con người với vạn vật trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang dần làm thay đổi nhu cầu của thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Xem xét xả trạm nếu không hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng
10:25'
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về vướng mắc trong triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng, các dự án/trạm thu phí BOT.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm hoàn thành dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng vào năm 2025
09:52'
Dự án đường Tân Sơn - Đức Trọng có tổng chiều dài 62,5 km; trong đó có 45,4 km thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và 17,1 km nằm trên địa bàn huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng đăng ký xe ôtô, mô tô qua cổng dịch vụ công
09:51'
Cục Cảnh sát giao thông vừa có văn bản đề nghị công ty nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và phân phối xe ô tô, mô tô hỗ trợ khách hàng đăng ký xe điện tử thông qua cổng dịch vụ công.