Vận hành thị trường xăng dầu: Chính sách phải dài hơi
Với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu về mức 0% vào năm 2024, việc vận hành thị trường xăng dầu trong nước đang rất cần một chính sách dài hơi, linh hoạt để đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Nghị định 83 sẽ không còn phù hợp
Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ đã cảnh báo như vậy tại hội thảo “thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế” do Hiệp hội của ông tổ chức vào ngày 16/5.
Theo ông Ruệ, Nghị định 83/2014/NĐ-CP (Nghị định 83) của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu đang là công cụ khá hiệu quả giúp bình ổn thị trường xăng dầu trong nước cũng như đảm bảo lợi ích của nhà nước thông qua các sắc thuế, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định này trở nên bất cập trước sức ép mở cửa thị trường hiện nay thông qua cam kết giảm thuế nhập khẩu xăng về 0% vào năm 2024 trên tinh thần của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Với nguồn thu thuế từ xăng dầu chiếm tới 7% như hiện nay, ngân sách của nhà nước sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng khi thuế nhập khẩu xăng dầu về mức 0%, ông Ruệ cảnh báo. Đồng quan điểm này, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng chỉ ra những bất cập trong sắc thuế xăng dầu hiện nay. Theo ông Tuyển, với lộ trình cam kết giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo các FTA khác nhau như hiện nay, doanh nghiệp sẽ tìm cách nhập khẩu từ thị trường có thuế suất theo từng mặt hàng thấp nhất. Cụ thể, với thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc là 10% - mức thấp nhất trong các FTA, còn thuế nhập khẩu diesel trong ASEAN là 0%. Nhiều doanh nghiệp đầu mối đang đổ dồn vào một thị trường để nhập khẩu và hưởng thuế thấp. Minh chứng rõ nhất là trong 4 tháng đầu năm 2017, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu có thể bị ép giá. Cũng không loại trừ tình trạng có những doanh nghiệp sẵn sàng trả giá cao hơn để hưởng mức thuế nhập khẩu thấp. Khi đó, người bán nước ngoài hưởng lợi, nhà nước thì giảm nguồn thu còn người tiêu dùng thì bị thiệt, ông Tuyển nhấn mạnh.Xây dựng công cụ thuế linh hoạt
Thực tế là từ năm 2016, Bộ Tài chính đã áp dụng mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo từng khối lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp từ các FTA để xác định giá cơ sở làm căn cứ điều chỉnh giá xăng dầu trong nước.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá này thường căn cứ trên số liệu của quý trước áp cho quý sau. Vì vậy, cách áp thuế này sẽ phải điều chỉnh lại để thích ứng với diễn biến giá xăng dầu thất thường (lúc cực cao, lúc cực thấp) như thời gian vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xăng Dầu Việt Nam Phan Thế Ruệ chỉ rõ. Theo đó, thuế nhập khẩu xăng dầu nên đưa về mức thấp nhất để hạn chế tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh nhập khẩu bằng mọi giá để hưởng lợi thuế nhập khẩu thấp. Khi đó, Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế khác như thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt để bù đắp nguồn thu bị giảm đi do cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, ông Tuyển đề xuất. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kiến nghị thay đổi cơ chế hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu và hình thành sàn giao dịch Xăng dầu để giá xăng dầu trong nước cạnh tranh đúng nghĩa giữa các doanh nghiệp phân phối, mang lại lợi ích thực sự cho người tiêu dùng.Ông Phan Thế Ruệ cho biết, Hiệp hội đã kiến nghị sửa đổi Nghị định 83 theo hướng dài hơi hơn, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đó, Hiệp hội nhất trí với lộ trình điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường để khi thuế nhập khẩu về 0% vào năm 2024 vẫn đảm bảo các sắc thuế chiếm trên 50% trong cơ cấu giá xăng dầu.
Đóng thuế là nghĩa vụ của mỗi người dân, vì vậy, nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi, ông Ruệ nhấn mạnh. Về phía Bộ Công Thương, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Võ Văn Quyền cho biết, đề xuất điều chỉnh khung thuế môi trường từ mức 1.000-4.000 đồng/lít như hiện nay lên mức 4.000-8.000 đồng/lít cũng sẽ phải tính đến sức chịu đựng của nền kinh tế. Khung là giới hạn cho phép, còn mức điều chỉnh cụ thể sẽ được Chính phủ tính toán cẩn thận để đảm bảo lợi ích của tất cả các bên./.>>> Triển khai hóa đơn điện tử đối với mặt hàng xăng dầu liệu có khả thi?
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Triển khai dán tem đồng hồ công tơ cột xăng dầu trên địa bàn Thủ đô
15:54' - 16/05/2017
Từ ngày 19/5 - 26/5, 61 đoàn dán tem niêm phong đồng hồ công tơ tổng đối với các cột đo xăng, dầu trên địa bàn.
-
Doanh nghiệp
Ngân sách sẽ hụt thu khi cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu
15:22' - 16/05/2017
Nếu không sớm điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên môi trường, nguồn thu ngân sách sẽ thiếu hụt nghiêm trọng khi cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo cam kết của các hiệp định.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận kinh doanh ngoài xăng dầu của Petrolimex chiếm tỷ trọng lớn
08:03' - 16/05/2017
Lợi nhuận kinh doanh ngoài xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong quý I/2017 chiếm tỷ trọng tới 41% trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế.
-
Chuyển động DN
Petrolimex: Chấp nhận thanh toán xăng dầu bằng nhiều loại thẻ tín dụng
16:01' - 15/05/2017
Khách hàng mua xăng dầu trong hệ thống cửa hàng của Petrolimex có thể sử dụng nhiều loại thẻ tín dụng khác nhau để thanh toán thay vì một loại thẻ xăng dầu Flexicard như hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử phạt trạm xăng dầu gắn “nút lạ” trên trụ bơm
10:36' - 10/05/2017
Trạm xăng dầu số 16 (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) vừa bị xử phạt 85 triệu đồng vì hành vi gắn “nút lạ” trên trụ bơm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, ; Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.