VEPR: Thanh khoản dồi dào giúp giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất
Trái ngược với năm 2016, tín dụng trong nửa đầu năm 2017 tăng trưởng nhanh, trong khi tăng trưởng huy động giảm khiến chênh lệch huy động - tín dụng bị đẩy lên cao.
Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công khiến lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng, giúp giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất.
Đây là nhận định của Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách (VEPR) tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II do VEPR tổ chức chiều 10/7 tại Hà Nội. Theo nhóm nghiên cứu VEPR, đến thời điểm 20/6/2017, tăng trưởng tín dụng đạt mức 7,54% so với tháng 12/2016, cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Đặc biệt, tín dụng tăng nhanh chủ yếu trong những tháng Quý II và cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Đây cũng là tín hiệu thể hiện sự cải thiện trong khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp. Trong khi đó, tăng trưởng huy động giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2016, chỉ đạt 5,89% (cùng kỳ năm 2016 là 8,23%). Tín dụng tăng nhanh trong khi huy động thấp tạo ra tình trạng chênh lệch giữa cung và cầu vốn vay.Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thậm chí vẫn giảm mạnh trong Quý II/2017. Cụ thể, lãi suất qua đêm bình quân đạt 1,47% trong tháng 6/2017, giảm 3,24 điểm phần trăm so với cuối quý trước; lãi suất kỳ hạn một tuần cũng giảm xuống còn 1,84%. Lượng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước vào hệ thống ngân hàng tăng mạnh được cho là nguyên nhân cơ bản giúp thanh khoản trên thị trường dồi dào.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tính đến cuối tháng 4/2017 đạt 122.000 tỷ đồng, tăng 28,4% so với đầu năm. Tuy nhiên, điều này phản ánh việc chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua. Bên cạnh đó, động thái tăng cường mua vào ngoại tệ để cải thiện dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cũng làm tăng đáng kể nguồn cung vốn trên thị trường. Lãi suất huy động duy trì khá ổn định, chỉ tăng nhẹ đối với các gói huy động dài hạn tại một số ngân hàng thương mại lớn nhằm cải thiện nguồn vốn trung và dài hạn. Lãi suất huy động kỳ hạn dài phổ biến ở mức 6,4% - 7,2%.Trong khi đó, lãi suất huy động ngắn hạn và trung hạn lần lượt nằm trong khoảng từ 4,5% - 5,4% và từ 5,4% - 6,5%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay không có nhiều biến động trong Quý, phổ biến ở mức từ 6% - 9%/năm đối với các gói vay kỳ hạn ngắn và từ 9% - 11%/năm đối với các gói vay trung và dài hạn.
“Những điều kiện này kết hợp với mức lạm phát thấp khiến Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất điều hành từ ngày 10/7/2017. Theo đó, các loại lãi suất điều hành đồng loạt hạ 0,25 điểm phần trăm và trần lãi suất cho vay cũng giảm 0,5 điểm phần trăm. Điều này giúp cho mặt bằng lãi suất có cơ hội giảm trong thời gian tới”, báo cáo khẳng định. “Chúng tôi cho rằng đây là một bước đi đúng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây của IMF, tín dụng của Việt Nam vào cuối năm 2016 đã tương đương với 124% GDP, cao hơn so với các nước thu nhập trung bình khác, đặc biệt là các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng...”, nhóm nghiên cứu VEPR phân tích. Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành khuyến cáo, việc mở rộng cung tiền quá nhanh trong giai đoạn vừa qua đã khiến tỷ lệ M2/GDP đã tăng lên 146%, trong khi con số này là 80% vào năm 2006 và 114% năm 2010. Do đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần thận trọng với khả năng lạm phát có thể tăng trong thời gian tới, khi chinh sách nới lỏng tiền tệ ảnh hưởng tới nền kinh tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các CEO kém lạc quan về tương lai kinh tế toàn cầu
15:38' - 10/07/2017
Ngày càng có nhiều giám đốc điều hành (CEO) của các công ty kém lạc quan về tương lai trước mắt của kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Đức đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
18:41' - 08/07/2017
Theo đánh giá của nhiều chính trị gia, chuyên gia và báo chí Đức, Việt Nam sẽ đóng góp tiếng nói quan trọng đối với các vấn đề tự do thương mại và chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Theo dõi chặt diễn biến kinh tế vĩ mô
19:50' - 01/07/2017
Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định trong 6 tháng đầu năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững
20:42' - 03/04/2017
Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong phát triển kinh tế là phải đặt ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu và tăng trưởng bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.