Vì mục tiêu gỡ "thẻ vàng" IUU: Không để khai thác bất hợp pháp
Dự kiến sang tháng 10 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam thanh tra thực tế lần thứ 4 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thời gian không còn dài để Việt Nam khắc phục hạn chế sau lần thanh tra thứ 3 của EC cũng như thực hiện Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định: Đây là cơ hội để Việt Nam gỡ “thẻ vàng” cho hải sản khai thác trong năm 2023. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt, trách nhiệm hơn trong chống vi phạm quy định IUU; đồng thời có giải pháp đồng bộ vì mục tiêu gỡ "thẻ vàng" của EC.
TTXVN thực hiện 5 bài viết phản ánh những nỗ lực của các ngành, địa phương trong cả nước chuẩn bị cho đợt thanh tra thực tế lần thứ 4 của EC.
Bài 1: Không để khai thác bất hợp pháp
Sau hơn 5 năm từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam, cả Chính phủ, ngư dân và doanh nghiệp đều chung tay, nỗ lực thực hiện tốt các quy định, tiêu chí về khai thác, đánh bắt hợp pháp. Đến nay, nghề cá Việt Nam đã có nhiều chuyển biến và cùng hướng tới mục tiêu được gỡ "thẻ vàng" IUU vào năm nay.
Gấp rút khắc phục hạn chế
Chúng tôi tới cảng cá Hòn Rớ, thuộc thành phố Nha Trang, tỉnh khánh Hòa đúng ngày 14 âm lịch một tháng mùa Thu. Mới mờ sáng, nhiều tàu thu mua và đánh bắt thủy sản chở theo hàng chục tấn cá, tôm, mực cập cảng khiến không khí nơi đây trở nên rộn ràng, rôm rả. "Lộc biển" chở về không chỉ là niềm vui của chủ tàu mà còn là niềm hạnh phúc của người lao động, bởi lượng cá bốc dỡ càng nhiều, tiền công của họ sẽ càng cao.
Ông Huỳnh Văn Bi, làm nghề bốc dỡ, phân loại cá chia sẻ: "Bao nhiêu năm làm nghề này, chúng tôi chẳng tính toán đến giờ giấc. Công việc này giúp chúng tôi có cuộc sống ổn định và quen với mùi cá, vị biển. Hằng ngày, chúng tôi tiến hành phân loại trên 20 loại cá và ngày nào cá nhiều, cá ngon, người lao động còn được chủ tàu tặng cá miễn phí để đỡ chi tiêu. Việc quản lý giám sát sản lượng khai thác khi chúng tôi bốc dỡ tại cảng cá được thực hiện đúng quy định.”
Trên loa phát thanh của cảng Hòn Rớ, các quy định về đánh bắt cũng như về IUU được Ban quản lý cảng cá phát liên tục để ngư dân hiểu, cập nhật được thông tin tránh vi phạm đánh bắt ở vùng biển nước ngoài và tuân thủ nghiêm các quy định.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Lê Văn Hoan bày tỏ, tỉnh chỉ có một cảng cá này được chỉ định có đủ hệ thống xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Điều đó gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu khi mua các sản phẩm thủy sản từ các tàu cá tại các cảng còn lại trong tỉnh.
Tỷ lệ sản lượng khai thác được kiểm soát qua các cảng, mặc dù khá cao so với các tỉnh, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu chống khai thác IUU của EC. Một số tàu cá thường xuyên hoạt động tại địa phận các tỉnh khác, nên việc quản lý các tàu này gặp khó khăn…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, với sự tích cực vào cuộc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, quyết liệt chống khai thác IUU của các cơ quan chức năng cả nước, hoạt động thúc đẩy gỡ “thẻ vàng” của EC đã đạt được nhiều kết quả, được EC ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, sau lần thanh tra thứ 3 vào tháng 10/2022, Đoàn Thanh tra EC vẫn tiếp tục khuyến nghị Việt Nam thực hiện 4 nhóm vấn đề gồm: khung pháp lý; quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm tra kiểm soát tàu cá; truy xuất nguồn gốc và thực thi pháp luật.
Tiếp thu những khuyến nghị của EC, hiện nay hệ thống chính trị cả nước đã, đang tập trung hoàn thiện và khắc phục các hạn chế chuẩn bị cho đợt kiểm tra lần thứ 4 của EC vào tháng 10/2023.
Theo đó, liên quan đến khung pháp lý, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn tất các thủ tục theo chỉ đạo, trình Chính phủ ban hành hai Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ để tổ chức triển khai trên thực tế, khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định chống khai thác IUU.
Cùng đó, Bộ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, đề án, quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm, hội nhập quốc tế, chống khai thác IUU; thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện khuyến nghị của EC về cắt giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát lại toàn bộ số lượng tàu cá; cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase và ban hành văn bản chỉ đạo địa phương tạm dừng việc chấp thuận đóng mới cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên.
Đồng thời, dừng cho phép cải hoán tàu cá có chiều dài dưới 15 m lên thành tàu có chiều dài từ 15 m trở lên; tổ chức rà soát và xem xét điều chỉnh giảm số hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản tại vùng ven bờ và vùng lộng sát thực với số tàu cá hiện có của địa phương phù hợp với quy định tại Điều 49 Luật Thủy sản năm 2017.
Hệ thống giám sát tàu cá cũng đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, chia sẻ, kết nối giữa các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan. Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đạt 97,86%. Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý hầu hết là các tàu cá đang nằm bờ, ngưng hoạt động và thuộc diện chờ giải bản, xóa đăng ký….
Việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước hiện được kiểm soát theo chuỗi qua cơ chế xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng, xác nhận tại các cảng cá chỉ định, chứng nhận tại Chi cục Thủy sản, cấp chứng thư xuất khẩu và kiểm soát nguyên liệu tại các nhà máy chế biến. Việc kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước ngoài đã được tăng cường, đảm bảo theo quy định.
Đối với việc ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển như Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh, chồng lấn, các vùng trọng điểm để ngăn chặn, xử lý tàu cá có hành vi vi phạm.
Mấu chốt vẫn là quản lý tàu cá
Cả nước hiện có 86.820 tàu cá có chiều dài từ 6 m trở lên; trong đó, có hơn 30.000 tàu cá có chiều dài từ 15 m. Trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU, yếu tố tiên quyết nhất hiện nay đó là chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho hay, mặc dù Việt Nam đã có rất nhiều chuyển biến tích cực về văn bản quy phạm pháp luật, giám sát và quản lý đội tàu, truy xuất nguồn gốc và xử lý vi phạm hành chính nhưng còn nhiều tồn tại, thực hiện chưa nghiêm ở các địa phương.
"Vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn và đây là lỗi EC đánh giá rất nghiêm trọng. EC đã khẳng định: nếu còn tàu vi phạm vùng biển nước ngoài thì không thể gỡ thẻ vàng”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, về truy xuất nguồn gốc thủy sản, Việt Nam đã hết sức cố gắng nhưng mới chỉ kiểm soát được 50% số lượng tàu vào cảng cá chỉ định để truy xuất nguồn gốc.
Về xử lý vi phạm hành chính, tuy các ngành chức năng đã xử lý hơn 4.000 vụ với số tiền phạt 110 tỷ đồng, nhưng nếu rà soát kỹ thì các nội dung này vẫn chưa được thực hiện nghiêm ở các địa phương. Cùng đó, tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài hiện vẫn diễn biến rất phức tạp.
Từ đầu năm đến nay, cả nước tiếp tục xảy ra 39 tàu với 252 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ tập trung tại các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
Ngoài ra, tình trạng tàu cá tắt, tháo gỡ thiết bị VMS gửi sang tàu cá khác để khai thác sai vùng và trốn tránh sự giám sát của lực lượng chức năng đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn ra phức tạp.
Cùng với đó, kết quả điều tra, truy tố hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài còn hạn chế. Việc thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi khai thác IUU tại một số địa phương rất yếu kém, thiếu trách nhiệm và chưa thống nhất, đồng bộ. Đặc biệt, còn nhiều địa phương có số lượng lớn tàu mất kết nối trên 10 ngày nhưng không xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào.
Để khắc phục “thẻ vàng” IUU, Chính phủ đã có nhiều cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương cũng như ra văn bản chỉ đạo gấp rút thực hiện. Cụ thể, ngày 13/2/2023, Chính phủ ban hành "Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4". Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác IUU đối với các địa phương có biển.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá: Kết quả thực hiện nhiệm vụ chống vi phạm quy định IUU mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đối với các địa phương, sự quyết liệt chưa đồng đều, có những địa phương quản lý tốt tàu cá ra vào bến và nâng cao được tỉ lệ truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác, nhưng cũng còn những địa phương chưa quyết liệt trong việc xử lý các khuyến nghị của đoàn thanh tra EC.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ ra: Từ nay đến khi Đoàn thanh tra EC sang Việt Nam lần thứ 4 vào tháng 10/2023, các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt, trách nhiệm hơn trong chống vi phạm quy định IUU; có giải pháp đồng bộ vì mục tiêu gỡ thẻ vàng của EC.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch trong đó nêu rõ những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến khi đoàn kiểm tra của EC đến làm việc; chuẩn bị chu đáo để đón đoàn kiểm tra của EC đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của EC. Bộ Quốc phòng phối hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển và các bộ, ngành có liên quan tập trung thực hiện các biện pháp, không để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Bộ Công an củng cố hồ sơ, đưa ra truy tố các vụ việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, nhiệm vụ đặt ra trước mắt là cần quản lý tốt tàu cá và giám sát chặt chẽ đội tàu. Thời gian tới, Bộ sẽ đề xuất sửa Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo hướng nghiên cứu, bổ sung 6 thiết bị phạt nguội để xử lý vi phạm IUU của các tàu cá, giống như cảnh sát thực hiện với phương tiện giao thông đường bộ. Đồng thời, công khai, minh bạch thông tin để người dân giám sát; xử phạt cả chủ tàu và cả máy trưởng nếu để xảy ra vi phạm.
Cùng với đó, các đơn vị chức năng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng để giải quyết đồng bộ các vấn đề về đánh bắt hải sản; quản lý lượng tàu vào cảng, số lượng hải sản khai thác cũng như vấn đề truy xuất nguồn gốc cụ thể, chính xác. Hàng hóa truy xuất nguồn gốc đưa đến các nhà máy chế biến xuất khẩu phải chi tiết; nghiêm cấm hành vi hợp thức hóa hồ sơ với các lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Cụ thể hơn, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng đề xuất, về lâu dài cần xây dựng nghề khai thác thủy sản có trách nhiệm, đảm bảo tính ổn định và bền vững, thực hiện quy hoạch các nghề khai thác thủy sản ở các vùng biển và từng địa phương. Đặc biệt, chú trọng đầu tư cho hoạt động điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển và dự báo kịp thời, chính xác các ngư trường đánh bắt cho các nghề khai thác theo các mùa vụ sản xuất, quan tâm đúng mức đến đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho lao động khai thác..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Phó Thủ tướng về gỡ thẻ vàng IUU
10:45' - 10/09/2023
Sau gần 6 năm chống khai thác thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), kết quả thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực được Ủy ban châu Âu (EC) ghi nhận.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Sẽ chỉ đạo cụ thể từng tỉnh, thành trong chống khai thác IUU
21:12' - 31/08/2023
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo cụ thể với từng tỉnh thành, chứ không phải chỉ đạo chung cho 28 tỉnh, thành như trước đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh cấm lưu hành các tàu cá vi phạm khai thác IUU từ ngày 1/9
13:03' - 18/08/2023
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn số 2219/UBND-NLN1 về việc khắc phục các tồn tại chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) do EC ban hành trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chỉ một tàu cá vi phạm là khó gỡ “thẻ vàng” IUU
18:55' - 15/08/2023
Chiều 15/8, nhiều đại biểu Quốc hội chất vấn các vấn đề về hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với thủy sản.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).