Vì sao châu Phi cần coi khủng hoảng khí hậu là cơ hội?
Có một câu chuyện nổi tiếng về hai thương nhân bán giày dép đã đến châu Phi vào đầu thế kỷ XX để tìm kiếm thị trường mới. Vài ngày sau khi đến, người bán hàng đầu tiên kết luận rằng thị trường châu Phi không có tiềm năng bán giày vì mọi người đều đi chân trần. Ngược lại, đồng nghiệp của anh ta đã nhận ra một thị trường khổng lồ chưa được khai thác tại châu Phi.
Câu chuyện đó gợi nhớ cách các nước giàu có, được cho là vì những lý do có chủ đích, đã luôn cường điệu hóa vấn đề biến đổi khí hậu tại châu lục này. Các tổ chức phi chính phủ, nhà tài trợ và chính phủ phương Tây đã coi biến đổi khí hậu như một câu chuyện duy nhất về thảm họa. Sự bi quan thể hiện rõ trong ngôn từ sử dụng, như “tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, “khủng hoảng khí hậu” và “người tỵ nạn khí hậu”.Cộng đồng quốc tế liên tục được nhắc nhở rằng châu Phi sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Câu chuyện đó, được củng cố bằng những hình ảnh về hạn hán, đói kém và lũ lụt, đã miêu tả một cách nhất quán hình ảnh những người nông dân, ngư dân và dân làng như những nạn nhân của biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, câu chuyện về thảm họa này lại tạo ra rất ít chất xúc tác cho hành động khí hậu, vì vậy thế giới cần một kịch bản mới. Khủng hoảng cũng là thời điểm để thiết lập lại toàn cầu để có thể mang lại lợi ích to lớn cho châu Phi.Việc thiết lập lại cơ hội sẽ tạo đà phát triển tập trung và mở rộng quy mô các thích ứng khí hậu và sáng kiến giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của châu Phi. Lục địa này có mọi thứ cần thiết để xây dựng lĩnh vực năng lượng tái tạo - bắt đầu với phong điện, thủy điện, năng lượng Mặt Trời và địa nhiệt.Châu Phi cũng có tài nguyên cobalt, than chì, lithium và mangan cần thiết để sản xuất pin điện và thép, kẽm và nhôm để chế tạo tua-bin gió và các công nghệ cácbon thấp khác. Các ngành công nghiệp xanh có thể tạo ra việc làm, nuôi dưỡng các doanh nghiệp và kích thích nền kinh tế ở châu Phi, trong khi vẫn đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường.
Ví dụ, hãng sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản gần đây đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư 624 triệu USD vào Ấn Độ để sản xuất các bộ phận xe điện, tạo ra 3.500 việc làm. Đây là loại dự án có thể và nên xuất hiện ở châu Phi. Trong hai thập kỷ qua, châu Phi chỉ thu hút được 2% trong số hàng tỷ USD đầu tư vào năng lượng tái tạo toàn cầu và chưa đến 3% số việc làm được tạo ra trong lĩnh vực đang phát triển này.Việc gia tăng những con số nói trên sẽ đòi hỏi các chính phủ châu Phi phải tạo ra một môi trường thân thiện với đầu tư và đàm phán hiệu quả hơn để thu hút nhiều doanh nghiệp, cũng như cần thuyết phục rằng các công ty sẽ tạo ra việc làm tại địa phương và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng nguồn năng lượng sạch cho châu lục.
Tương tự, những người trẻ tuổi châu Phi mong muốn có sự thay đổi thì cần giương cao các biểu ngữ kêu gọi chính phủ cung cấp “việc làm về khí hậu” và “cơ hội về khí hậu”, thay vì mong đợi họ “cứu hành tinh”. Họ nên thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách thu hút khoản đầu tư quy mô lớn cần thiết để giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo điều kiện cho tinh thần kinh doanh vì môi trường phát triển mạnh mẽ.Một lĩnh vực xanh phát triển sẽ có thể mang lại cho châu Phi những đòn bẩy kinh tế cần thiết để giúp nhiều người sống tốt hơn, không chỉ về mặt kinh tế mà còn trên phương diện tiếp cận năng lượng. Châu Phi sẽ không cần phải dựa vào các hệ thống phân phối năng lượng lỗi thời thuộc sở hữu của các chính phủ thiếu tài chính hoặc không có động cơ đầu tư vào việc mở rộng lưới điện cho tất cả mọi người dân.Năng lượng tái tạo mang đến cho châu lục này cơ hội đi tắt và nhảy qua các hệ thống cũ và nắm lấy những phương thức mới, phi tập trung để cung cấp năng lượng giá rẻ, đáng tin cậy cho tất cả mọi người.
Châu Phi đã có một bước tiến nhảy vọt tương tự trong lĩnh vực viễn thông di động. Cuộc gọi di động đầu tiên trên lục địa này được thực hiện tại Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1987. Ngày nay, châu Phi là thị trường viễn thông di động phát triển nhanh nhất thế giới và là thị trường di động lớn thứ hai sau châu Á.Chỉ trong 35 năm, lĩnh vực này đã kết nối hơn nửa tỷ người, tạo ra hàng nghìn việc làm và giúp các công ty bản địa thành công. Nhờ công nghệ mới, cơ sở hạ tầng và thiết bị cầm tay rẻ hơn, thị trường cạnh tranh, môi trường pháp lý thuận lợi và các mô hình kinh doanh được thiết kế cho thị trường đại chúng, châu Phi đã tránh được những thách thức trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng điện thoại cố định.
Những gì công nghệ di động đã làm cho châu Phi có thể được nhân rộng trong lĩnh vực khí hậu. Lục địa này không cần phải chờ đợi khoản đầu tư từ các chính phủ thiếu tiền mặt của châu lục và khu vực tư nhân. Thay vào đó, châu Phi nên thúc đẩy chương trình thích ứng với khí hậu một cách mạnh mẽ hơn./.- Từ khóa :
- biến đổi khí hậu
- châu phi
- khủng hoảng khí hậu
Tin liên quan
-
Thị trường
Nghị viện Châu Âu đã đạt thỏa thuận về các chính sách biến đổi khí hậu
20:44' - 15/06/2022
Nghị viên châu Âu ủng hộ thị trường carbon EU giúp cắt giảm 63% khí thải vào năm 2030, cao hơn so với mức 61% do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất và thấp hơn mức 67% trong thỏa thuận trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
USAID hỗ trợ nông nghiệp ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu
17:26' - 13/06/2022
Chiều 13/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ký thỏa thuận tài trợ về dự án “Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long”.
-
Doanh nghiệp
Nhà sản xuất ethanol lớn nhất thế giới nỗ lực đạt được mục tiêu khí hậu
08:21' - 13/06/2022
POET LLC, nhà sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, cho biết kỳ vọng sẽ sớm đạt được một số mục tiêu về chống biến khí hậu nhờ mối quan hệ đối tác mới được công bố với Navigator CO2 Ventures.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tìm cách hối thúc hành động chống biến đổi khí hậu
11:54' - 10/06/2022
Tổng thống Biden cho rằng các nước châu Mỹ đang ở giai đoạn bước ngoặt. Những thay đổi trong vòng 10 năm tới được cho là sẽ nhiều hơn trong suốt 30 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.