Vì sao cô giáo Trương Thị Lan chỉ nhận được 1,3 triệu đồng lương hưu?
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (đoàn Thanh Hoá). Ảnh: Thành Trung/BNEWS
Câu chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan tại tỉnh Hà Tĩnh tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trong thời gian 22 năm 8 tháng, nhưng khi về hưu nhận được mức lương 1,3 triệu đồng/tháng đã thu hút nhiều quan tâm của xã hội. Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Bùi Sĩ Lợi (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá) đã có chia sẻ với BNEWS về vấn đề này.
Phân tích nguyên nhân câu chuyện trên, đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho hay, việc cô giáo Trương Thị Lan đã tham gia giảng dạy 37 năm, nhưng theo hình thức dân lập, không theo cơ chế công lập. Tuy nhiên, cô giáo Lan mới có 22 năm 8 tháng được ký Hợp đồng lao động thì gọi là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cô giáo Lan được tính trong 22 năm 8 tháng. Tính bình quân theo hệ số lương quy đổi thì toàn bộ số tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của cô Lan chỉ có 1,8 triệu đồng.
Do đó, khi cô giáo Lan về hưu, tiền lương hưu sẽ tương ứng với 69% tiền lương bình quân làm cơ sở để hưởng chính sách BHXH, tức là 69% của 1,8 triệu đồng. Do đó, tiền lương để hưởng chính sách BHXH là 1.263.000 đồng.
Theo đại biểu Bùi Sĩ Lợi, năm 2015, Quốc hội đã quyết định tất cả những người tham gia đóng BHXH bắt buộc, khi về hưu nếu lương hưu không đạt bằng mức tiền lương cơ sở thì thấp nhất phải bằng lương cơ sở.
"Do đó, BHXH đã bù thêm 37.000 đồng để cho cô giáo Lan được hưởng lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng. Điều này là rất đúng đắn, đúng quy định của pháp luật" - đại biểu Lợi nhấn mạnh.
"Vấn đề đặt ra là, giáo dục mầm non là một trong 4 hệ thống giáo dục quốc dân. Vậy khi giáo viên tham gia dạy cho các cháu thì phải cho họ được tham gia BHXH bắt buộc ngay từ đầu. Nếu cô giáo Lan tham gia đóng BHXH 37 năm thì lương hưu sẽ không phải là 1,3 triệu đồng/tháng, nhưng vì cô Lan chỉ tham gia dạy 22 năm 8 tháng cho nên mới được 1,3 triệu đồng/tháng. Vậy, đây là đúng chính sách" - đại biểu Bùi Sĩ Lợi phân tích.
Từ câu chuyện trên, đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho rằng, bài toán đặt ra là phải nghiên cứu chính sách để cải cách lại hệ thống BHXH, mức đóng phải cao lên, từ đó tiền lương trả cho giáo viên cũng phải cao lên.
Ví dụ, nếu lương khoảng 5 triệu đồng/tháng thì chắc chắn tiền lương hưu sẽ cao hơn. Đồng thời, kéo dài thời gian tham gia đóng BHXH để cho mức lương khi về hưu được nâng lên.
Vấn đề này, hiện Chính phủ đang nghiên cứu trong Đề án đổi mới cải cách chính sách tiền lương và chính sách BHXH.
Theo đại biểu Lợi, nếu một công chức dù ở cấp xã, nhưng khi về hưu chỉ được hưởng mức lương 1,3 triệu đồng, thì rõ ràng đây mới đảm bảo mức lương tối thiểu, rất khó khăn cho người dân.
"Từ hiện thực khách quan này, chúng ta phải suy nghĩ để xây dựng một chính sách đúng, và quan trọng là đảm bảo được cuộc sống của người khi về hưu, đó là chính sách an sinh xã hội" - đại biểu Lợi nói.
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho biết thêm, tất cả các trường hợp về hưu đã tham gia BHXH bắt buộc, khi tính lương hưu không bằng mức lương cơ sở nhưng phải cho bằng mức lương cơ sở, đây là nghị quyết của Quốc hội.
Nhưng, vấn đề quan trọng của các ngành hiện nay là nghiên cứu cơ chế chính sách để chuẩn bị cho người bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc và giải thích để người tham gia thấy rằng, muốn lương hưu cao thì phải đóng BHXH ở mức cao (lương phải cao thì mới đóng được mức cao); thời gian đóng BHXH phải dài hơn, làm sao để đủ được 75% lương bình quân khi nghỉ hưu.
Một điểm quan trọng nữa là, làm sao để mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH, để khi hết tuổi lao động, về hưu đều có lương hưu. Đây chính là chính sách an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 15 và Kết luật 68 của Trung ương.
"Đây là một vấn đề chúng ta hết sức phải suy nghĩ, từ câu chuyện của cô giáo Trương Thị Lan. Chúng ta phải điều chỉnh cơ chế, chính sách để làm sao người dân tham gia vào hệ thống BHXH và phải đảm bảo được cuộc sống khi về già" - đại biểu Bùi Sĩ Lợi nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Không đặt nặng vấn đề nguồn bố trí chi trả lương
19:34' - 28/10/2017
Không đặt nặng vấn đề nguồn bố trí chi trả lương khi thực hiện mà quan trọng nhất là làm rõ thực trạng, nêu rõ các mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chung nhất để tổ chức triển khai trong thực tiễn.
-
DN cần biết
Bộ LĐTBXH sẽ xác định thực trạng tiền lương trong hoạt động sản xuất kinh doanh
20:56' - 26/10/2017
Chiều 26/10, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công làm việc tại Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ nay, không có BHYT, người bệnh phải chi trả cả lương cho bác sĩ
11:37' - 02/10/2017
Bắt đầu từ ngày 1/10, những người chưa có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám bệnh tại các bệnh viện, cơ sở công lập tại TP Hồ Chí Minh sẽ được áp giá viện phí mới theo Thông tư 02/2017 của Bộ Y tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Những đối tượng nào được tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
20:29' - 04/07/2017
Từ ngày 1/7/2017, tăng thêm 7,44% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2017 đối với 8 đối tượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 8/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 8/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 8/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hàn Quốc: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng tăng tới hơn 80%
21:24' - 07/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của KDCA cho biết, tính đến ngày 6/7, đã có 875 người mắc bệnh do nắng nóng, tăng 83,2% so với số liệu tương ứng của cùng kỳ năm ngoái.
-
Đời sống
Câu chuyện điện ảnh: Khủng long gầm vang Bắc Mỹ
16:53' - 07/07/2025
Theo thống kê từ Comscore, “Jurassic World: Rebirth” đã thu về 91,5 triệu USD chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua, chiếm lĩnh vị trí quán quân phòng vé một cách thuyết phục.
-
Đời sống
Hậu "drama" Làng Háo Hức: Phụ huynh nên cho con đi chơi hè thế nào để an toàn và ý nghĩa?
16:36' - 07/07/2025
Sau lùm xùm Làng Háo Hức, nhiều phụ huynh hoang mang không biết có nên tiếp tục cho con đi chơi hè hay không. Vậy lựa chọn hoạt động nào để con vừa vui, vừa an toàn, tránh những trải nghiệm tồi tệ?
-
Đời sống
Cảnh báo chứng lác mắt ở giới trẻ do sử dụng thiết bị điện tử
16:08' - 07/07/2025
Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian dài ngoài việc gây cận thị thì còn có thể gây thêm chứng lác mắt.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Phú Quốc khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
14:36' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Phú Quốc vẫn đang neo ở mức khá cao.
-
Đời sống
Sôi động lễ Thất tịch ở Nhật Bản
12:28' - 07/07/2025
Lễ hội Tanabata hay “Lễ hội Sao”, “Lễ hội Thất tịch” là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, thường diễn ra vào ngày lễ Thất tịch vào ngày 7/7 hằng năm.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội - Nha Trang khứ hồi tuần 7/7-13/7/2025
12:00' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Nha Trang vẫn đang ở mức cao do đang trong mùa cao điểm Hè.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Đà Nẵng khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
10:33' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Đà Nẵng ghi nhận xu hướng ổn định.