Vì sao những bệnh viện châu Âu lại "đầu hàng" trước dịch COVID-19?
Trong bối cảnh châu Âu hiện là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với hơn 458.601 ca mắc trong đó hơn 30.000 người tử vong đồng thời ngày càng nhiều bệnh viện của châu Âu đang oằn mình tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân mới, hãng tin AP đã đăng bài viết cho rằng cuộc khủng hoảng này đã phơi bày một nghịch lý đáng kinh ngạc: một vài trong số những hệ thống y tế tốt nhất thế giới lại cực kỳ thiếu trang thiết bị cần thiết để đối phó với một đại dịch.
Các chuyên gia về dịch bệnh cho rằng hệ thống bệnh viện của châu Âu, vốn thiếu kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh, là một phần nguyên nhân khiến đại dịch này trở nên thảm khốc như vậy trên khắp châu lục. Ông Brice de le Vingne (Bri-xơ đờ lơ Vanh-nhơ), người đứng đầu các chiến dịch chống COVID-19 của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới ở Bỉ, nhấn mạnh châu Âu không có đại dịch lớn nào bùng phát trong hơn 100 năm qua, và "hiện nay họ không biết phải làm gì”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho rằng nhiều quốc gia đã “phung phí” cơ hội ngăn chặn dịch bệnh hoành hành, trong khi cần phản ứng mạnh mẽ hơn từ 2 tháng trước, bao gồm cả việc thực hiện xét nghiệm trên diện rộng và áp dụng các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn.
Theo nhiều chuyên gia, cách tiếp cận của châu Âu nhằm chống lại dịch COVID-19 ban đầu quá lỏng lẻo và cực kỳ thiếu các kiến thức cơ bản về dịch bệnh như điều tra tiền sử dịch tễ của bệnh nhân. Đây là một tiến trình khó khăn, trong đó lực lượng y tế phải tìm ra những người đã tiếp xúc với người mắc bệnh để nắm được virus đã lây lan như thế nào và đã lan tới đâu.
Khi dịch Ebola bùng phát, gần đây nhất là ở Congo, các quan chức đã công bố số liệu hàng ngày về việc có bao nhiêu người có tiếp xúc với bệnh nhân đang được theo dõi, cho dù là ở những ngôi làng hẻo lánh đang bị tê liệt vì các cuộc tấn công vũ trang. Sau khi dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện cuối năm ngoái, Trung Quốc đã cử một đội ngũ gồm 9.000 nhân viên y tế để truy tìm hàng nghìn người ở Vũ Hán mỗi ngày có khả năng đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, ở Italy, các quan chức trong một số trường hợp đã chỉ phụ thuộc vào thông tin khai báo của bệnh nhân về những trường hợp họ đã tiếp xúc, và chỉ đơn giản gọi điện thoại hằng ngày để kiểm tra sức khỏe của họ. Tây Ban Nha và Anh đều từ chối cho biết có bao nhiêu nhân viên y tế đang phụ trách điều tra tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, hay xác định được bao nhiêu người đã tiếp xúc với bệnh nhân kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Bác sĩ Bharat Pankhania, một nhà nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Exeter ở phía Tây Nam nước Anh, thừa nhận: “Chúng ta thực sự rất giỏi việc điều tra dịch tễ ở Anh, nhưng vấn đề là chúng ta đã làm chưa đủ”.
Khi các ca nhiễm bệnh bắt đầu tăng lên nhanh chóng ở Anh vào đầu tháng 3, bác sĩ Pankhania và những người khác đã một mực yêu cầu những tổng đài trực cấp cứu chuyển sang thành các trung tâm phụ trách điều tra dịch tễ bệnh nhân. Tuy nhiên điều đó không bao giờ xảy ra, và bác sĩ Pankhania gọi đây là “một cơ hội bị bỏ lỡ”.
Cũng theo bác sĩ Pankhania, mặc dù Anh giàu kinh nghiệm trong việc chữa trị các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp cần chăm sóc tích cực, ví dụ như bệnh viêm phổi nặng, song vấn đề hiện nay là có quá ít giường bệnh để phục vụ đủ các bệnh nhân đang tăng lên theo cấp lũy thừa khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Theo ông, thực tế, Hệ thống Y tế Quốc gia (NHS) của Anh đã giảm số giường bệnh trong nhiều năm nay.
Không chỉ vậy, các nhân viên chăm sóc y tế và hệ thống bệnh viện ở châu Âu hầu như không có kinh nghiệm với việc phải chăm sóc bệnh nhân trong điều kiện thiếu thốn bởi lâu nay nhìn chung họ có nguồn cung cấp dự phòng tốt.
Ông Robert Dingwall, chuyên nghiên cứu về hệ thống y tế của châu Âu tại Đại học Nottingham Trent, đã nêu lên một thực tế rằng: “Có một vấn đề là các bác sĩ của Italy đang cực kỳ đau khổ khi phải đưa ra quyết định bệnh nhân nào có thể được đưa vào giường ICU (bộ phận chăm sóc tích cực) bởi vì thông thường trước đây họ chỉ việc đẩy bệnh nhân vào mà không phải đắn đo. Chưa từng phải trải qua việc lựa chọn bệnh nhân nào sẽ được cứu sống trong tình huống xảy ra đại dịch là điều quá sức chịu đựng đối với họ”.
Không còn giữ vai trò thông thường là những nước cứu trợ các nước nghèo hơn đối phó với dịch bệnh, các nước như Italy, Pháp và Tây Ban Nha hiện đều là những nước cần viện trợ khẩn cấp.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí y khoa NEJM Catalyst Innovations in Care Delivery, các bác sĩ ở Bergamo- tâm dịch của Italy, gọi COVID-19 là “Ebola của người giàu”, đồng thời cảnh báo rằng hệ thống y tế của phương Tây đang có nguy cơ bị quá tải vì dịch COVID-19 giống như các bệnh viện ở Tây Phi từng bị tàn phá bởi dịch Ebola năm 2014-2016.
Theo các bác sĩ trên, hệ thống y tế của phương Tây được xây dựng với quan niệm chăm sóc bệnh nhân là trung tâm, nhưng khi dịch bệnh xảy ra thì cần thay đổi quan niệm này sang chăm sóc cộng đồng là trung tâm.
Có một thực tế là mạng lưới các bác sĩ gia đình rất mạnh vốn là điển hình của châu Âu cũng không đủ để điều trị cho một số lượng rất lớn bệnh nhân. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết dễ dàng hơn nếu có các đội ngũ nhân viên y tế - những người ít được đào tạo hơn bác sĩ nhưng chuyên tập trung vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Các nước đang phát triển thường có những đội ngũ nhân viên y tế như vậy, bởi họ đã quen với các động thái can thiệp y tế lớn, ví dụ như các chiến dịch tiêm phòng vaccine./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Giãn cách xã hội - biện pháp hữu hiệu để giảm sự lây lan của dịch COVID-19
20:01' - 01/04/2020
“Giãn cách xã hội” (social distancing) đang được xem là biện pháp tối ưu, được hầu hết các quốc gia áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày Cá tháng Tư: Người đùa giỡn về đại dịch COVID-19 có thể bị phạt tù
19:31' - 01/04/2020
Những người ưa thích tinh thần ngày “Cá tháng Tư” năm nay có thể phải đối mặt với song sắt cùng mức tiền phạt lớn nếu phát tán tin giả về virus SARS-CoV-2,
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai
19:11' - 01/04/2020
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết, để tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong giai đoạn thực hiện cách ly, Bệnh viện đã xây dựng quy trình 4 bước tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cấp cứu.
-
Kinh tế và pháp luật
Hướng dẫn xử lý hình sự các vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19
19:10' - 01/04/2020
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành văn bản số 45/TANDTC-PC xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ mô hình "Tưới cho cây ăn quả"
17:45'
Tưới đúng, tưới đủ, hạn chế thuốc trừ sâu, tạo ra sản phẩm sạch an toàn, năng suất chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư... là những lợi ích thiết thực của mô hình "Tưới cho cây ăn quả".
-
Kinh tế & Xã hội
Tạo bước tiến mới trong hợp tác du lịch Việt Nam – Trung Quốc
17:31'
Chương trình Giao lưu văn hóa giới thiệu du lịch Trung Quốc là một trong những bước đi để cụ thể hóa chủ trương của hai Đảng và lãnh đạo cao cấp của hai quốc gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Gia Lai thu hút các nhà đầu tư vào hoạt động tại khu kinh tế
16:52'
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh tại huyện Đức Cơ tiếp giáp với Campuchia là cửa ngõ giao thương hàng hóa, động lực thúc đẩy kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng không xem xét bố trí lại vốn cho công trình, dự án bị rút vốn
16:36'
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương triển khai kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
16:06'
Dịch bệnh cúm gia cầm trên động vật và trên người đang có nhiều diễn biến phức tạp. Nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan trên gia cầm, động vật và người ở nước ta là cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49'
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.
-
Kinh tế & Xã hội
Nam Định: Hiện thực hoá khát vọng phát triển từ Nghị quyết của Đảng
15:28'
Từng là 1 trong các trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc, song Nam Định dần đánh mất vị thế và bị tụt lại so với các tỉnh, thành khác về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.