Vì sao nông sản sạch khó vào kênh tiêu thụ hiện đại?
Nguyên nhân dẫn đến việc khó đưa được nông sản sạch vào kênh tiêu thụ hiện đại là do sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, nhất là khâu chế biến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, công nghiệp chế biến nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, gia đình giải quyết việc làm trực tiếp cho nhiều lao động nông thôn, có đóng góp không nhỏ trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp và tiến trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô. Tuy nhiên, tiềm năng lại chưa tận dụng. Phần lớn doanh nghiệp chế biến nông sản chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong ngành hàng phần lớn thiếu chặt chẽ. Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức có 220 ha rau an toàn; trong đó có 26,9 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi ngày hợp tác xã cung cấp ra thị trường 40-50 tấn rau các loại, nhưng chỉ có khoảng 10-15% tiêu thụ qua siêu thị, cửa hàng tiện ích, còn lại chủ yếu vẫn bán cho các bếp ăn tập thể và các tiểu thương kinh doanh ở chợ dân sinh. Tương tự, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ cho biết, hiện đơn vị có hơn 200 con lợn nuôi theo hướng an toàn. Trên thực tế, sản phẩm thịt lợn của hợp tác xã vẫn chủ yếu bán cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn và khách quen chứ chưa đưa được vào kênh phân phối hiện đại. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ngành chế biến nông nghiệp của Thủ đô vẫn yếu do phần lớn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất thủ công và bán tự động, chỉ khoảng 10% có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động, 20% đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến…Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng cũng còn yếu, chưa sử dụng hết công suất, không đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm của mùa vụ rau, quả, thịt.
Khảo sát tại 200 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, chỉ có 12 doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động đầu vào là nguyên liệu đầu ra là thành phẩm, còn lại đa phần là doanh nghiệp có quy trình sản xuất thủ công và bán tự động…Cùng đó, cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, nhất là đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ; trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn phục vụ công nghiệp chế biến còn thấp, số lượng đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp…
Để tìm lối ra bền vững cho nông sản sạch, theo ông Tường, các địa phương cần chủ động thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi...Việc kết nối cung - cầu cần chặt chẽ hơn; ngành chức năng cần đẩy mạnh hỗ trợ người sản xuất trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để chứng minh nguồn gốc sản phẩm..., từ đó, tạo thuận lợi trong việc kết nối với siêu thị, cửa hàng tiện ích.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến đạt 7 - 8%/năm; hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu (cơ sở) chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và có cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; 100% sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến đều sử dụng mã QR trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố Hà Nội tích hợp vào Hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia; phát triển 1 khu phức hợp chế biến, bảo quản, kiểm định một cửa hỗ trợ hàng xuất khẩu. Hiện Hà Nội đã hình thành 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như: gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê...Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn…/.
>>>Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Tin liên quan
-
Thị trường
Tuần qua, nhiều nông sản giảm giá
20:01' - 03/04/2021
Tuần qua, nhiều mặt hàng nông sản có xu hướng giảm giá. Đặc biệt là mặt hàng tiêu sau khi ghi nhận những đợt “rung lắc” mạnh, giá tiêu lại quay về mốc 70.000 đồng/kg.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm tựa cho tiêu thụ nông sản bền vững
09:10' - 01/04/2021
Sở hữu hẳn 5 ha trồng dứa nhưng nhiều năm qua, chưa năm nào gia đình bà Vũ Thị Hà, xã Quang Sơn, Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình phải lo lắng việc tiêu thụ sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34'
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.
-
Thị trường
Giá xăng dầu giảm nhẹ từ chiều nay 21/11
14:52' - 21/11/2024
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.343 đồng/lít (giảm 109 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.185 đồng/lít.