Vị thế thống trị của đồng USD gặp thêm nhiều thách thức
Trong cuộc họp gần đây, các quốc gia thuộc Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã đồng ý xem xét việc giao dịch nội khối bằng đồng tiền riêng của họ. Động thái đó đã đặt ra thách thức ngay lập tức đối với vị thế được quốc tế chấp nhận của đồng USD và ảnh hưởng toàn cầu của nó.
Cùng với đó, các quốc gia và ngân hàng trung ương trên thế giới đang tích cực tìm kiếm các phương pháp thay thế để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, giữa bối cảnh nhiều đồng nội tệ suy yếu và các nước theo đuổi chính sách tiền tệ ít rủi ro.Sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ duy nhất gây ra rủi ro cho hệ thống tiền tệ của một quốc gia, làm tăng chi phí thương mại quốc tế lẫn thâm hụt tài chính. Những rủi ro này càng trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng địa chính trị liên quan đến các hành động chính sách đối ngoại của Mỹ, chẳng hạn như cuộc xung đột gần đây giữa Ukraine và Nga, các lệnh trừng phạt đối với Iran, Nga, Trung Quốc và các nước khác, bên cạnh sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến và Afghanistan.
Ngoài ra, các rào cản thương mại chống lại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ, nỗ lực của Mỹ nhằm giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy của Trung Quốc cũng góp phần tăng thêm rủi ro này.
Sự sụp đổ gần đây của các ngân hàng Mỹ - gồm ngân hàng Silicon Valley (SVB), ngân hàng First Republic và ngân hàng Signature - cũng đã làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tiền tệ Mỹ. Lạm phát gia tăng cũng đang làm suy yếu niềm tin vào đồng USD. Những “gã khổng lồ” về dầu mỏ và hàng hóa như Nga và Saudi Arabia đã tham gia giao dịch năng lượng bằng cách sử dụng các loại tiền tệ không phải USD, trong khi Argentina và Brazil đang xem xét sử dụng một loại tiền tệ chung cho Nam Mỹ. Do đó, các ngân hàng trung ương mong muốn đa dạng hóa thành phần dự trữ của mình, mở ra cơ hội cho đồng nhân dân tệ (NDT) và các loại tiền tệ mới khác. Thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc - nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới - đã thúc đẩy việc sử dụng đồng NDT của nước này như một loại tiền tệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia đã ký kết các hiệp định song phương, giải quyết vấn đề nợ và hoán đổi tiền tệ. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể lượng dự trữ bằng đồng NDT. Trung Quốc và Nga đã tiến hành giao dịch dầu mỏ và năng lượng bằng cách sử dụng đồng NDT và đồng ruble. Theo dữ liệu của IMF, dự trữ ngoại hối của thế giới bằng đồng NDT đã tăng từ 90 tỷ USD lên 228 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2023, thể hiện thị phần đáng kể. Theo các thông kê, đồng yen Nhật đã duy trì một tỷ lệ dự trữ bền vững, trong khi đồng euro vẫn chưa tăng tốc để đảm bảo vị thế cạnh tranh dự kiến cùng với đồng USD. Ngoài ra, đồng bảng Anh cũng đang suy giảm về vị thế do kinh tế tăng trưởng chậm. Trong khi đó, đồng NDT chưa có khả năng chuyển đổi và vẫn được gắn với đồng USD. Để đồng NDT độc lập, Trung Quốc phải xây dựng niềm tin của các ngân hàng trung ương và các nhà đầu tư toàn cầu trên toàn thế giới bằng cách mở cửa thị trường, củng cố hệ thống tài chính và tăng cường tính minh bạch và độc lập. Ấn Độ đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng rupee làm một đồng tiền quốc tế. Chủ đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe tới Ấn Độ. Các nước đang phát triển như Ấn Độ sẽ được hưởng lợi từ việc giảm bớt khả năng chịu tổn thương từ chính sách tiền tệ của Mỹ, đồng thời cải thiện vị thế tài chính của họ thông qua đa dạng hóa kho dự trữ tiền tệ.Song Ấn Độ sẽ cần xác định khả năng rủi ro để tham gia vào quá trình phi USD hóa, vì điều đó có thể gây ra rủi ro đáng kể cho cán cân thương mại của các nước đang phát triển.
Có lẽ còn phải mất hàng thập kỷ nữa sự thống trị của đồng USD thực sự suy giảm. Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, duy trì chính sách tiền tệ mạnh mẽ và chiếm lĩnh gần 60% dự trữ ngoại hối của thế giới. Mỹ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trong thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế được định giá bằng đồng USD đã bắt đầu và phá vỡ hệ thống tiền tệ thống nhất, dẫn đến đồng tiền dự trữ ngoại hối quốc tế đa dạng hơn./.- Từ khóa :
- đồng USD
- tỷ giá usd
- dự trữ ngoại hối
Tin liên quan
-
Ngân hàng
S&P dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm nay
20:39' - 17/09/2023
S&P dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm nay, trong khi Ngân hàng trung ương nước này (BoK) được cho là sẽ hạ lãi suất hai lần trong năm tới.
-
Thị trường
Nhật Bản muốn đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu
20:12' - 17/09/2023
Tân Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Ichiro Miyashita đã bày tỏ mong muốn đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu để giảm rủi ro sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản của Nhật Bản.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.