Việt Nam - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về nông sản và chế biến thực phẩm
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chiều 22/2, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Cục xúc tiến và tạo thuận lợi đầu tư quốc gia Ấn Độ (Invest India) và Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO), hai cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ, tổ chức buổi giao thương kết nối có chủ đề “Cơ hội hợp tác kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ đối với mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến”.
Tại đây, nhiều ý tưởng hợp tác mới trong lĩnh vực này đã được các chuyên gia trong ngành chỉ ra.
Tham dự hội nghị trực tuyến có ông Nguyễn Thanh Hải, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ; ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit); ông Prashant Seth, Phó Tổng giám đốc FIEO; bà Kashika Malhotra và bà Shwetima Negi - chuyên gia tại Invest India cùng nhiều đại diện của hơn 40 doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc chương trình, Đại sứ Nguyễn Thanh Hải cho biết Ấn Độ và Việt Nam là những quốc gia dẫn đầu về nông nghiệp và thực phẩm.
Trong khi xuất khẩu nông sản của Ấn Độ trong năm tài chính 2022 tăng trưởng 19,92%, đạt 50,21 tỷ USD thì xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam cùng năm đạt khoảng 53,22 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021).
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Ấn Độ chiếm 32% tổng thị trường lương thực Ấn Độ và 14% GDP ngành sản xuất.
Ước tính, lĩnh vực chế biến thực phẩm Ấn Độ có tiềm năng thu hút 33 tỷ USD vốn đầu tư trong 10 năm tới. Với dân số hơn 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường lớn, đầy tiềm năng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam như trái cây, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt điều, quế, hồi, thảo quả, cao su, bánh kẹo, cá tra, cá basa, các sản phẩm từ ngũ cốc…
Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản và thực phẩm chế biến của Ấn Độ có khả năng phát triển tại thị trường Việt Nam như thủy sản, gạo tấm, ớt và một số loại gia vị, rau quả.
Theo ông Lê Thanh Hòa, hai quốc gia có những nét tương đồng trong sản xuất nông sản. Mặc dù có thể nhìn thấy tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực này tuy nhiên trên thực tế sản lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng này giữa Việt Nam và Ấn Độ vẫn còn hết sức khiêm tốn.
Năm 2021-2022, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 351 triệu USD, chiếm 1,3% tổng giá trị nhập khẩu nông sản của Ấn Độ. Đây là con số hết sức khiêm tốn trong giá trị nhập khẩu của Ấn Độ.
Theo ông Prashant Seth, các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Ấn Độ hiện nay đang mở rộng sản xuất các sản phẩm nông sản và thực phẩm chế biến để định hướng xuất khẩu.
Đặc biệt Ấn Độ định hướng phát triển các sản phẩm nông sản hữu cơ, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế và an toàn cho người tiêu dùng.
Bà Kashika Malhotra cho rằng, Ấn Độ là quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới với các sản phẩm như sữa, hạt đậu, kê; đồng thời là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới với các mặt hàng cá, gạo, bột mì, rau quả,...
Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Phúc Nguyên, khẳng định sản xuất rau quả Việt Nam đang ngày càng phát triển, các sản phẩm nông sản phát triển theo xu hướng đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
Theo ông, một trong những hạn chế lớn nhất khiến hoạt động xuất nhập khẩu trái cây giữa hai nước còn hạn chế là bởi mức thuế xuất cao, có những mặt hàng xuất khẩu sang Ấn Độ chịu mức thuế lên tới 70%, và nhiều mặt hàng quả tươi của Việt Nam chưa được thị trường Ấn Độ mở cửa.
Hiện tại mới chỉ có duy nhất trái thanh long Việt Nam xuất khẩu được sang Ấn Độ. Việt Nam nhập siêu hoa quả từ Ấn Độ với các các mặt hàng chính như hạt mắc ca, quả chà là, táo, lê,… Giữa Việt Nam và Ấn Độ chưa ký kết hiệp định trong lĩnh vực này.
Ông Đặng Phúc Nguyên cũng đưa ra đề nghị hai quốc gia mở cửa thị trường rau quả và ký kết các hiệp định thương mại song phương để tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước.
Tại hội nghị, Tham tán Bùi Trung Thướng cho biết lương thực và thực phẩm chế biến đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, cả Việt Nam và Ấn Độ đều là nước nông nghiệp, đóng góp sản lượng lương thực quan trọng cho thế giới, hai nước còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực ngành hàng.
Buổi giao thương, giới thiệu thị trường hôm nay giúp các doanh nghiệp hiểu rõ tiềm năng, thế mạnh của mình và các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại mỗi nước.
Ông Bùi Trung Thướng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục tham dự các chương trình giao thương, giới thiệu thị trường trong thời gian tới, gần nhất là buổi giao thương với bang Kerala của Ấn Độ vào ngày 8/3 tới về 3 lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ.
Xét về tổng thể thương mại nông lâm, thủy sản giữa hai nước, Việt Nam đang là nước nhập siêu từ Ấn Độ, cụ thể năm 2021 là 473,8 triệu USD và năm 2022 là 687,73 triệu USD./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ấn Độ triển khai hệ thống thanh toán nhanh cho khách nước ngoài
09:34' - 22/02/2023
Từ ngày 21/1, du khách đến Ấn Độ có thể sử dụng hệ thống thanh toán nhanh trên thiết bị di động mang tên “Giao diện thanh toán hợp nhất” (UPI).
-
Hàng hoá
Sản lượng đường của Ấn Độ có thể thấp hơn dự kiến
07:03' - 22/02/2023
Sản lượng đường của Ấn Độ có thể sẽ thấp hơn ước tính trước đây của các cơ quan chính phủ, khi vụ mía chín sớm và ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tại các vùng trồng trọng điểm.
-
Kinh tế & Xã hội
Ấn Độ, Fiji miễn thị thực người có hộ chiếu ngoại giao, công vụ
08:20' - 17/02/2023
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 16/2, Ấn Độ và Fiji đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
-
Kinh tế & Xã hội
Khu vực Tây Bắc Syria ghi nhận liên tiếp các rung chấn độ lớn
08:17' - 17/02/2023
Tối 16/2, một trận động đất có độ lớn 5,4 đã làm rung chuyển tỉnh Idlib, miền Tây Bắc Syria.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…